Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2023

tâm địa kẻ gian hùng người thường không thể đoán hết được vậy

 Tào Tháo có lúc tỏ ra nhân từ, có lúc lộ chân tướng tàn bạo. Như xá miễn tô thuế cho dân Ký Châu, ấy là nhân. Đến khi biết trăm họ Nam Bì phá băng kéo thuyền, thì sao mà tàn bạo đến thế? Không giết dân bỏ trốn, là nhân. Nhưng lại đe răn dân chớ để quân sĩ bắt, mà không cấm quân sĩ đừng giết dân thì Tháo tàn bạo thay! Những việc tàn bạo phần nhiều là thực. Những việc nhân nghĩa phần nhiều là giả dối. Thế thì Tháo đối xử với dân Thanh, Ký cũng chẳng khác gì Tháo đối xử với Viên Thiệu: Giết con Thiệu, cướp lấy vợ, chiếm lấy đất mà còn tới mộ Thiệu để mà khóc đó là “chân từ bi” được chăng? Hay là “giả từ bi”? tâm địa kẻ gian hùng người thường không thể đoán hết được vậy. Nguy cấp thì hợp nhau, hết nguy lại lìa. Đó là ý nghĩa cái kế sách chiếm Ký Châu của Quách Gia. Cái mưu bình định Liêu Đông của Gia cũng y như thế. Tào Tháo tiến quân đánh đất Bắc, thì anh em Đàm, Thượng hòa hợp để chống cự. Tháo vừa quay binh về Nam thì Đàm, Thượng lại đánh nhau ngay. Hai cái thế sống chung giữa Đàm và T
 Người quân tử ngẫm cuộc nội loạn nhà họ Viên thì thấy rằng: Xưa nay mưu đồ đại sự, chưa có nhà ai anh em không hợp sức mà nên được. Ba anh em kết nghĩa Vườn Đào tuy khác họ mà tình như xương thịt, cho nên không kể vì mình hay vì anh em, ai ai hết lòng cố kết. Như Tôn Quyền tọa trấn đất Ngô, thì có người anh biết nói “anh không bằng em điểm này, em không bằng anh về điểm kia…” Tào Tháo lập nước Ngụy thì có người em biết nói “thiên hạ thà không có Hồng, chứ không thể có ông”. Đồng tâm đồng đức thì nên đại nghiệp. Khuyên giải cho anh em cốt nhục nhà người ta, Vương Tu thật giỏi thay! Theo di chúc của người cha ắt phải để Thượng làm chúa. Theo cái lẽ “lập trưởng” chính đáng, thì phải để Đàm kế tự…Tuy nhiên, nếu Đàm có thể làm như Thái Bá, thì Thượng có thể cứ nhận ngôi. Nếu Đàm không được như Thái Bà, thì Thượng không nên nhận vậy. Nếu Thượng biết làm Thúc Tề, thì Đàm không nên tranh giành. Cho nên Thẩm Phối đi giúp người em đánh anh, ấy là làm bậy. Quách Đồ giúp người anh đánh người em,

Mọi sai lầm đều phải trả giá, đó là quy luật bất hủ

 SAI LẦM CỦA QUAN VŨ? Người ta thường lấy thất bại Kinh châu sụp đổ, Phàn thành thất thủ mà quy kết hết trách nhiệm cho Quan Vũ, vì háo danh, tự phụ, kiêu ngạo, khinh suất? Có hàng trăm kiểu đổ lỗi theo kiểu lấy kết quả luận nguyên nhân này.  Nhưng có điều, đã xét lịch sử thì phải xét luôn bối cảnh. Trên đời không có ai biết rõ sẽ thất bại mà vẫn lao đầu vô, biết chết lại đi tìm nghĩa địa. Mỗi toan tính của chúng ta khi đưa ra có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Quan Vũ là đại soái, vai trò tấn công và trấn thủ luôn là sự tồn vong cho vận mệnh Kinh châu nói riêng và kế hoạch chấn hưng Đại Hán nói chung. Lẽ tất yếu, Vũ không thể chỉ vì thành bại cá nhân mà hồ đồ đem quân Bắc tiến.  Có một chi tiết mà người đọc ít lưu tâm, Tào Nhân đã nhận sắc lệnh "ban đầu. Tào Nhân thảo phạt Quan Vũ, đóng đồn ở Phàn Thành. Cùng tháng, sai Nhân vây Uyển (Tam Quốc Chí - Vũ đế kỷ).  Ta có thể thấy rõ mấu chốt này, chữ "thảo phạt" tức là Tào Nhân đã tấn công trước, và Vũ đời

Sự ra đi một cách đột ngột của Tuân Úc cũng được coi là bí ẩn khó lý giải

 [Vì sao Tuân Úc lại tự sát?] Trong năm 212, khi Tào Tháo dẫn quân đi đánh Tôn Quyền ở Nhu Tu, ông bất ngờ quyết định không cho Tuân Úc ở lại trấn thủ Hứa Xương như thường lệ. Thay vào đó, Tào Tháo dâng biểu lên Hán Hiến Đế đề nghị cho Tuân Úc tới huyện Tiêu để giữ chức Quang lộc Đại phu Tuân Úc đã lĩnh chỉ lên đường tới nơi nhậm chức. Tuy nhiên, khi tới Thọ Xuân, vị quân sư này lại bất ngờ ngã bệnh và qua đời một cách đầy bí ẩn ở tuổi 50. Trần Thọ cho rằng Tuân Úc do quá lo lắng mà chết. Tuy nhiên, trong Ngụy thị xuân thu, tác giả Tôn Thịnh cho rằng Tào Tháo đã gửi một hộp thức ăn cho Tuân Úc. Tuy nhiên, khi mở hộp ra thì trong hộp không có gì. Sau khi nhận hộp quà rỗng này không lâu thì Tuân Úc bất ngờ quyết định tự sát một cách bí ẩn. Vào thời phong kiến, ngay cả cái chết cũng phân rõ đẳng cấp. Theo Lễ ký ghi chép: "Thiên tử chết gọi là băng, vua chư hầu chết gọi là hoăng, đại phu chết gọi là tốt, kẻ sĩ chết thì gọi là bất lộc, dân thường chết gọi là tử". Như vậy, cái chết

Nếu như Tào Tháo nghe lời Quách Gia thì đã không có cơ sự sau này

 Trước lúc Quách Gia qua đời, Tào Tháo đã hỏi ông nhìn nhận thế nào về Tư Mã Ý? Quách Gia đáp: “Tư Mã Ý dụng kế cao thâm, thần không thể sánh bằng. Sau khi thần qua đời, nếu có thể dùng được thì dùng, không được thì nên giết đi trừ hậu họa”, nói xong câu này Quách Gia liền trút hơi thở cuối cùng. Đối với lời trăn chối cuối cùng này mà nói, tuy trước sau như một, Tào Tháo đều ghi nhớ trong lòng. Nó cũng như lời cảnh cáo đối với Tào Tháo về nguy cơ tiềm ẩn từ Tư Mã Ý. Tuy nhiên cả đời Tào Tháo lại là người khao khát nhân tài như nắng hạn cầu mưa, biết Tư Mã Ý là người giấu giếm dã tâm, nhưng bản thân Tào Tháo lại thấy rõ Tư Mã Ý cơ mưu diệu toán hơn người, thiên hạ ắt chẳng có được mấy người, đặc biệt lại là sau khi Quách Gia không còn. Vậy nên đối với người như Tư Mã Ý tốt nhất là tận dùng chứ không nên loại bỏ. Hơn nữa lúc đó, Tào Tháo đã thống nhất trung nguyên, nên trong mắt ông thì một Tư Mã Ý nhỏ bé kia xử lý lúc nào mà không được, thử hỏi Tào Tháo đâu cần gì phải quá bận tâm? Thế

VIẾT VỀ BỐ

 VIẾT VỀ BỐ “Bố vốn chẳng nói nhiều như mẹ Chẳng ríu rít lên khi mỗi buổi con về Chẳng bao giờ nói nhớ con nhiều lắm Chỉ cuối tuần nào cũng hỏi có về quê. Bố ít khi mắng con sai này nọ Toàn bênh con mỗi lúc mẹ bực mình Khi con ốm bố chẳng cưng chẳng nịnh Nhưng suốt đêm dài bố ngồi đó, lặng thinh. Lần bố ốm dù rất đau, rất mệt Con nằm bên…trông bố…ngủ ngon lành Bố chẳng đành nếu thấy con mất giấc Nên một mình chịu đựng suốt năm canh. Bố lạ lắm chỉ thích ăn thịt mỡ Bảo nạc dai bố không thích, không ăn Con sung sướng ăn hết phần bố gắp Mà ngây thơ không hỏi lại một lần. Bố là thế như siêu nhân, người máy Làm cả đời, da cháy sạm, vai xương Bố là bố người bằng da bằng thịt Nhưng sao con thấy bố quá phi thường. Sưu tầm #meyeuthuong

Lấy cái hành vi trói buộc người mà bàn thì Viên Thuật kém hẳn Tào A Man

 Tào Tháo muốn giết Lã Bố, mà Lưu Bị đưa lá thư mật thư cho Bố xem. Viên Thuật muốn đánh Bị, Bố cũng bắn kích để cứu. Đó là cái đạo báo đáp như vậy. Vì Bị không giết Bố mà Tháo khiến Bị phải gây oán với Thuật. Vì Bố không theo mình đánh Bị, mà Thuật cầu thông gia với Bố. Đó là cái mưu kế trói buộc nhau vậy. Xét cái hành vi báo đáp mà nói, thì Lã Bố còn kém tay Huyền Đức. Lấy cái hành vi trói buộc người mà bàn thì Viên Thuật kém hẳn Tào A Man. Xem truyện đời Xuân Thu, ta thấy có những việc làm cho hai nước bỗng trở nên địch quốc. Nàng Thân Doanh ở bên đất Tấn, mà nước Tần vẫn đánh Tấn. Nàng Mục Cơ ở trên đất Tần mà nước Tấn vẫn tuyệt giao gây sự với Tần. Thế thì, ở đời Tam Quốc, một người như Lã Bố đã không coi cha ra gì, thì còn coi con rể ra gì? Viên Thuật đã không coi anh (là Viên Thiệu) ra gì, thì còn coi một người khác họ (Lã Bố) ra gì? Xem vậy thì cái kế “sơ bất gián thân” làm sao có hiệu lực để chắc chắn thắt chặt tình thân Viên, Lã được? Hoặc có thể giải rằng: Vì nhận thấy thiên

Cơ hội chỉ đến với người có chuẩn bị, cũng như chỉ đến với người có khả năng

 Cuộc đời của Lục Tốn có thể được miêu tả chính xác bằng câu nói trong Sử Ký của Tư Mã Thiên - "Biết nhẫn ắt thành công". Cơ hội chỉ đến với người có chuẩn bị, cũng như chỉ đến với người có khả năng. Công Nguyên năm 219, Quan Vũ mang quân vây đánh Phàn Thành, uy trấn Trung Hoa thời đó. Thấy vậy, Lục Tốn đã bày cho Đô đốc Lã Mông một kế sách vô cùng gan dạ, đó là dùng kế sách kiêu binh đánh lừa Quan Vũ, tìm cơ hội đoạt lại Kinh Châu. Sau đó, Lục Tốn đã viết một bức thư cho Quan Vũ, bày tỏ sự hết sức khiêm nhường, tôn kính và ca ngợi Quan Vũ, cũng chính bức thư tưởng chừng chẳng có gì quan trọng này, lại có thể lấy mạng một người vốn tự cao tự đại như Quan Vũ. Một người nửa đời thận trọng tỉ mỉ như Lục Tốn, từ lâu đã khắc ghi sâu sắc sự "khiêm nhường, kính trọng" trong trái tim. Vì vậy, mặc dù bức thư gửi Quan Vũ là sự "cố ý", nhưng thực ra cũng chứa vài phần thật lòng bên trong. Có lẽ cũng vì chính điều này mà làm lay động lòng người. Quan Vũ đọc xong bức t

Lưu Thiện cũng là một trong số ít những vị hoàng đế mất nước có thể sống yên ổn đến già

 ["Đại trí giả ngu"] Năm 263, Tư Mã Chiêu của nhà Tào Ngụy phái Đặng Ngải cùng Chung Hội dẫn đại quân để đánh Thục. Khi Đặng Ngải bí mật lén vòng qua Âm Bình và tập kích Thành Đô, không ngờ, Lưu Thiện không chọn chiến đấu mà lại mở cổng thành đầu hàng nhanh chóng, Thục Hán cũng vì thế mà diệt vong. Tuy nhiên, không ngờ sau đó lại xảy ra sự biến tạo phản của Khương Duy và Chung Hội. Điều này khiến không ít tướng lĩnh của Thục Hán cũng bị tấn công. Sau sự biến này, chỉ còn một số ít đại thần theo Lưu Thiện đầu hàng cùng về Lạc Dương, được Tư Mã Chiêu phong làm An Lạc Công. Tư Mã Chiêu cũng tiếp đón Lưu Thiện rất thịnh tình. Tuy nhiên, Tư Mã Chiêu vẫn âm thầm theo dõi nhất cử, nhất động của Lưu Thiện. Trong một lần, Tư Mã Chiêu mở yến tiếc lớn rồi cho mời Lưu Thiện cùng các đại thần của Thục Hán tới. Tư Mã Chiêu thậm chí còn cố tình sắp xếp cho cung nữ múa điệu truyền thống của Thục Hán. Trong khi nhiều đại thần có mặt lúc bấy giờ đều rưng rưng, Lưu Thiện bất ngờ lại tỏ ra rất v

Cái bệnh của họ Trương là bệnh diên trì. Cái bệnh của Vương Doãn là bệnh nóng nảy.

 Kẻ quyền thần giết một ông vua, rồi lập một vua khác, thì cái ông vua được lập này, không thể không lo ngại có ngày mình cũng bị truất, bị giết như ông trước. đứa con nuôi bất nghĩa giết một cha, rồi lạy một người khác làm cha, thì cái người cha sau không thể không lo rằng sẽ đến lượt mình bị giết. Thế mà Hiến Đế biết sợ Đổng Trác, Trác lại không hề e dè Lã Bố. Đã không sợ, đã thâu nạp, mà không biết cố kết để giữ vững lấy lòng con nuôi! Trái lại, còn oán hận ra mặt, hận thù đến chỗ nổi xung cầm kích mà lao vào người, thế là tuyệt tình rồi! Đã tuỵêt tình ra mặt, mà khi bị giết còn kêu lớn: “Phụng Tiên con đâu? Cứu ta!” thì Đổng Trác quả là ngu ngốc vậy thay! Vương Doãn dùng mưu, dùng lời, xui khiến Lã Bố giết Đổng Trác, thật là tuyệt diệu: khi thúc bách, lúc khoan thai, khi khiêu khích, lúc bỏ lửng. Lời bộc bạch, lời bàn ngang; khi giả lỡ lời, khi khuyên rồi lại can, khi nói thẳng vào đề, khi nói trái ngược để kích thích. Lời lẽ này so với những lời Lý Túc khuyên Bố giết Đinh nguyên q

Dương Bưu dùng đàn bà làm kế phản gián

 [Kế của Dương Bưu] TQDN kể Dương Bưu dùng đàn bà làm kế phản gián như sau: " Lúc bấy giờ Lý Thôi tự làm đại tư mã. Quách Dĩ tự làm đại tướng quân, hoành hành không còn vị nể ai cả. Triều đình không ai dám mở miệng.  Thái uý là Dương Bưu, đại tư nông là Chu Tuấn mật tâu với vua Hiến đế rằng: - Nay Tào Tháo cầm hơn 20 vạn quân, mưu thần, dũng tướng trong tay có vài mươi người. Nếu được người ấy để phù trì xã tắc, tiêu trừ đứa gian phi, thì thiên hạ may lắm! Hiến đế khóc nói rằng: - Trẫm bị hai đứa giặc ấy khinh nhờn đã lâu. Nếu giết được thì hay lắm. Bưu tâu rằng:  - Thần có một mẹo, trước làm cho hai đứa tự tàn hại lẫn nhau, rồi sau mới mời Tào Tháo đem binh vào giết, quét sạch lũ giặc để yên triều đình. Hiến đế hỏi: - Kế ấy là kế gì? Bưu tâu: - Thần nghe vợ Quách Dĩ rất hay ghen, nay sai người đến xúi vợ hắn, dùng kế phản gián, hai đứa giặc tất giết lẫn nhau. Vua liền viết tờ mật chiếu, đưa cho Dương Bưu, sai Bưu thi hành kế ấy. Bưu lập tức sai vợ, lấy cớ có việc đến phủ Quách Dĩ

khi muốn việc gì phải trù tính cẩn thận chín chắn đã

 Tôn Kiên bắt được ngọc mà rồi bị chết. Tôn Sách bỏ ấn ngọc mà rồi làm bá chủ Giang Đông. Thế mới biết cái ấn ngọc chẳng quý báu to tát gì. Muốn thành đại nghiệp phải lấy sự thu dùng nhân tài, cố kết dân tâm làm “của báu” thực sự. Ấn ngọc chẳng làm cho người ta nên cơ nghiệp được. Tôn Kiên giấu diếm mà Tôn Sách lại bỏ ấn. Tôn Sách còn anh hùng hơn cha nữa. Hoặc có người hỏi: Tôn Sách anh hùng như thế, sao không đánh ngay Lưu Biểu để báo thù cha? Xin thưa rằng: Chân đứng chưa có, không thể báo thù. Mà chân đứng vừa tạm vững chưa thể báo thù được. Kìa như Tào Tháo đã được Duyện Châu mà vừa đi đánh Đào Khiêm ở Từ Châu, đã bị Lã Bố đánh úp sau lưng đó! Cũng như Lưu Bị khi chưa có đất Ba Thục làm chân đứng, đã kéo quân đi đánh Tào Tháo thì Quan, Trương không thể lập công gì được. Cho nên khi muốn việc gì phải trù tính cẩn thận chín chắn đã. #tonkien #tonsach   (Lời bình của Mao Tôn Cương trong Thánh Thán Ngoại Thư)

Chuẩn bị hành trang bước vào đời là giúp trẻ trở nên tự tin, vững bước hơn

 Khi trẻ dần lớn lên cũng là lúc cha mẹ không thể bao bọc cho bé như trước. Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải chuẩn bị hành trang bước vào đời để con tự tin, vững bước trước khó khăn, thử thách Đoạn clip ngắn này rất ý nghĩa trong việc cha mẹ nên chuẩn bị kỹ năng sinh tồn và các kỹ năng mềm khác cho con bước vào đời như thế nào. Kỹ năng sống bao gồm hai loại là Đối với kỹ năng sinh tồn, trẻ cần được biết những điều cơ bản nhất để tự giúp mình và những người xung quanh trong các trường hợp xấu. Trước tiên, trẻ cần thuộc số điện thoại của cha mẹ, biết cách sơ cứu, cầm máu,... trong các trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, các kỹ năng xử lí tình huống khi bị bắt cóc, khi bị lạc,... cũng cần được trang bị cho trẻ. Đối với các kỹ năng mềm như khả năng giao tiếp, quản lí thời gian, kỹ năng làm việc nhóm,... sẽ được hình thành và hoàn thiện trong quá trình tiếp xúc với mọi người. Vì vậy, cha mẹ nên để bé được giao tiếp với nhiều người, tham gia nhiều hoạt động tập thể để con trở nên năng động và

Đúng là trong 36 kế, kế toán lúc nào cũng chậm trễ nhất

 Trong TQDN, Cẩu An (nhân vật hư cấu) được La tiên sinh giới thiệu là người nhà của trọng thần Lý Nghiêm. Cẩu An đem lương hưởng tới muộn đã làm Bắc phạt lần 3 của Khổng Minh công toi,  Gia Cát Lượng đòi giết vì "Quân nhu là việc lớn, sai hẹn ba hôm, tội đã nên chém, nay sai hẹn mười hôm, cãi sao được"? Dương Nghi xin cho do Cẩu An có Lý Nghiêm đỡ đầu, chưa kể nếu mạnh tay, sau ai dám cáng việc này nữa. Gia Cát Lượng tha tội nhưng đánh tám mươi trượng rồi đuổi đi khiến Cẩu An thâm thù và theo Nguỵ làm phản, Vụ Cẩu An lề mề bị phạt đã cho thấy một vấn đề, Đúng là trong 36 kế, kế toán lúc nào cũng chậm trễ nhất :v #CH

Khách biến thành chủ, chủ biến ra khách.

 Lã Bố đánh úp Duyện Châu thì Tào Tháo lấy lại được Duyện Châu. Lã Bố đánh úp Từ Châu mà Lưu Bị không lấy lại được Từ Châu. Đó không phải tài Bị kém Tháo, mà chính là cái thế của Bị kém Tháo vậy. Vốn là Lã Bố nương nhờ Lưu Bị mà rồi ra Bị phải nhờ Bố. Khách biến thành chủ, chủ biến ra khách. Cái cảnh ngộ của Lưu Huyền Đức quả là gian nan lắm thay! Tôn Sách tin Thái Sử Từ và Từ cũng không lừa dối Tôn Sách. Tâm sự người anh hùng thanh thiên bạch nhật có thể ăn ở thành thực với nhau. Lưu Bị không nghe lời Tháo, không giết Lã Bố. Thế mà sau Lã Bố nỡ nghe Viên Thuật để đánh Lưu Bị, cho đến khi bị Viên Thuật lừa dối, trở tráo, mới lại đi triệu Lưu Bị về ở cùng. Lã Bố sao mà vô tín nghĩa đến thế! Cho nên Trương Phi cứ muốn giết Lã Bố, tức là Trương Phi biết xét người lắm, chứ Dực Đức đâu có phải hạng “lỗ mãng vũ phu”? #taothao #luubi #lubo  (Lời bình của Mao Tôn Cương trong Thánh Thán Ngoại Thư)

Bài Đăng Mới Nhất

Recent Posts Widget