Tào Tháo muốn giết Lã Bố, mà Lưu Bị đưa lá thư mật thư cho Bố xem. Viên Thuật muốn đánh Bị, Bố cũng bắn kích để cứu. Đó là cái đạo báo đáp như vậy. Vì Bị không giết Bố mà Tháo khiến Bị phải gây oán với Thuật. Vì Bố không theo mình đánh Bị, mà Thuật cầu thông gia với Bố. Đó là cái mưu kế trói buộc nhau vậy. Xét cái hành vi báo đáp mà nói, thì Lã Bố còn kém tay Huyền Đức. Lấy cái hành vi trói buộc người mà bàn thì Viên Thuật kém hẳn Tào A Man.
Xem truyện đời Xuân Thu, ta thấy có những việc làm cho hai nước bỗng trở nên địch quốc. Nàng Thân Doanh ở bên đất Tấn, mà nước Tần vẫn đánh Tấn. Nàng Mục Cơ ở trên đất Tần mà nước Tấn vẫn tuyệt giao gây sự với Tần. Thế thì, ở đời Tam Quốc, một người như Lã Bố đã không coi cha ra gì, thì còn coi con rể ra gì? Viên Thuật đã không coi anh (là Viên Thiệu) ra gì, thì còn coi một người khác họ (Lã Bố) ra gì? Xem vậy thì cái kế “sơ bất gián thân” làm sao có hiệu lực để chắc chắn thắt chặt tình thân Viên, Lã được? Hoặc có thể giải rằng: Vì nhận thấy thiên hạ có nhiều người bội bạc với cha mẹ mà lại tha thiết với vợ con, có nhiều kẻ bội phản anh em ruột thịt mà đi thân thiết với họ ngoài, với thông gia, thấy nhân tình thế thái điên đảo như thế là thường, cho nên Trần Cung mới khuyên Lã Bố kết thân với họ Viên, và Trần Khuê mới phải phá đám vậy.
Mao Toại đối trước Sở vương mà nói nên hợp, là lòng vì nước Sở chứ không phải vì nước Triệu. Lã Bố sợ Viên Thuật lấy Tiểu Bái thì Từ Châu bị nguy nên mới giải hòa cho Viên, Lưu hai nhà. Đó là Bố vị kỷ chứ không phải vì Lưu Bị. Trương Nghi khuyên Sở đoạn tuyệt với Tề rồi Sở bị Tần xâm lấn, Trần Khuê vì sợ Viên, Lã kết thân thì bất lợi cho Lưu Bị và cũng bất lợi cho Tào Tháo, nên xúi Lã tuyệt Viên. Đó chính là Khuê vì Lưu, vì Táo chứ không phải vì Lã vậy. Lã Bố vốn không vì Lưu Bị, cho nên cái lúc xảy chuyện “cướp ngựa” rồi Bị xin hòa hợp thì Bố không cho, tức là không nói dối nữa. Còn như cái lúc “bắn kích” thì miệng luôn luôn nói vì Bị, giúp Bị, làm như là không còn ai giúp Bị như mình nữa. Trần Khuê vồn không vì Lã Bố, cho nên cho con đồng mưu, nói ra vẻ giúp Bố, và cái lúc xúi Bố tuyệt hôn, lời lời tỏ ra vì Bố, một hai tỏ ra yêu mến Bố, có vẻ như không ai trung thành với Bố bằng cha con mình nữa. Tam Quốc Chí cũng có cái “quyệt” của như Chiến Quách sách. Nhưng Chiến Quốc sách thì không có cái “khéo” như Tam Quốc Chí! Văn Tam Quốc Chí quả là “tuyệt thế diệu văn” vậy.
Tháo vốn sợ Bị, trước đã muốn làm cho Lã Bố hại Bị, sau lại khiến cho Viên Thuật đánh Bị, mà riêng mình thì quyết không ra tay, đó là Tháo muốn đổ tiếng ác cho người khác. Tháo lại thác cớ lòng người hướng về mình nên không muốn mang lấy tiếng hại hiền, làm thất “nhân vọng”. Tháo quả là đại gian hùng! Gian hùng tới chỗ tuỵêt đỉnh là Tháo vậy. Nếu có kẻ ngớ nghếch, đọc tới hồi này, sẽ kêu lên rằng: “Ồ, Tào Tháo cũng là người tốt đấy chứ?” Nói như thế nếu Tháo (sống lại) nghe lọt được, Tháo sẽ cười cho là dốt đấy.
#luubo #luubi #taothao #vienthuat
(Lời bình của Mao Tôn Cương trong Thánh Thán Ngoại Thư)
Nhận xét
Đăng nhận xét