Cuộc đời của Lục Tốn có thể được miêu tả chính xác bằng câu nói trong Sử Ký của Tư Mã Thiên - "Biết nhẫn ắt thành công".
Cơ hội chỉ đến với người có chuẩn bị, cũng như chỉ đến với người có khả năng.
Công Nguyên năm 219, Quan Vũ mang quân vây đánh Phàn Thành, uy trấn Trung Hoa thời đó. Thấy vậy, Lục Tốn đã bày cho Đô đốc Lã Mông một kế sách vô cùng gan dạ, đó là dùng kế sách kiêu binh đánh lừa Quan Vũ, tìm cơ hội đoạt lại Kinh Châu.
Sau đó, Lục Tốn đã viết một bức thư cho Quan Vũ, bày tỏ sự hết sức khiêm nhường, tôn kính và ca ngợi Quan Vũ, cũng chính bức thư tưởng chừng chẳng có gì quan trọng này, lại có thể lấy mạng một người vốn tự cao tự đại như Quan Vũ.
Một người nửa đời thận trọng tỉ mỉ như Lục Tốn, từ lâu đã khắc ghi sâu sắc sự "khiêm nhường, kính trọng" trong trái tim. Vì vậy, mặc dù bức thư gửi Quan Vũ là sự "cố ý", nhưng thực ra cũng chứa vài phần thật lòng bên trong.
Có lẽ cũng vì chính điều này mà làm lay động lòng người.
Quan Vũ đọc xong bức thư, vô cùng đắc ý nói với thuộc hạ của mình: "Tôn Trọng Mưu vốn đã tầm nhìn hạn hẹp, lại có tên tướng kém cỏi thế này ."
Đối với thái độ coi thường của Quan Vũ, Lục Tốn không hề để tâm bởi vì ông biết rằng: "Lúc này ngậm đắng nuốt cay chính là vì đạt được thắng lợi sau này."
Không lâu sau đó, Quan Vũ đã lơ là cảnh giác và chuyển dần binh lực lên tiền tuyến.
Biết rằng thời cơ đã đến, Lã Mông đem quân qua sông, Lục Tốn đánh chiếm Di Lăng.
Quân lính Đông Ngô đánh chặn ở cả 2 bên, cho dù là anh hùng như Quan Vũ cũng chỉ đành ôm hận mà chết.
Kẻ kiêu ngạo dễ lạc lối, người nhẫn nhịn dễ thành công
Lục Tốn cuối cùng đã dùng sự nhẫn nhịn của mình để đánh thắng sự kiêu ngạo của Quan Vũ.
Năm 221, Lưu Bị lấy danh nghĩa trả thù cho Quan Vũ, dẫn đầu một đội quân tiến đến Đông Ngô, mở đầu trận "Đại chiến Di Lăng".
Sau khi quân Thục tiến đến Di Lăng, Lưu Bị trước tiên phái tướng quân Ngô Ban thống lĩnh nghìn binh thành lập doanh trại trên đất liền, ý đồ thách thức quân Ngô.
Chỉ có vài nghìn binh lính mà dám ngang ngược vậy sao?
Các tướng lĩnh Đông Ngô biết vậy bèn rất tức giận và hừng hực muốn nghênh chiến.
Tuy nhiên Lục Tốn lại lắc đầu nói: "Nhất định là bẫy. Lưu Bị đem dẫn đội quân tinh nhuệ lớn mạnh đến vậy, chúng ta không thế cứ như vậy đối đầu với hắn. Đợi đến khi chúng kiệt sức, chúng ta sẽ tiếp tục tính kế".
Tóm lại, Lục Tốn chỉ giữ vững một câu nói: Không đánh.
Sau này, khi tướng quân Ngô là Tôn Hoàn bị Lưu Bị bao vây đã cho người đến cầu cứu Lục Tốn.
Lục Tốn một lần nữa lắc đầu nói: "Tôn tướng quân hãy giữ vững tinh thần binh lính, lương thực trong thành vẫn còn đủ, tạm thời không cần lo lắng. Hãy đợi đến khi bên ta có hành động, khi đó nỗi lo của tướng quân ắt sẽ được giải quyết".
Vẫn là một câu nói đó: Không đánh.
Các tướng quân khi nghe xong đều vô cùng tức giận. Họ đều là các lão tướng vang danh một thời, có người còn là thuộc gia tộc họ Tôn, trước nay đều không phục Lục Tốn. Đến giờ lại thấy Lục Tốn nhát chết như vậy, trong lòng càng thêm bực bội.
Trái lại với sự kích động của các lão tướng, Lục Tốn vẫn quyết định không tham chiến.
Ông chấp nhận lời chỉ trích từ các lão tướng, kiên quyết án binh bất động, giữ vững tâm "nhẫn" đến cuối cùng.
Và rồi sự nhẫn nại của ông rất nhanh đã có câu trả lời.
Do thời tiết vô cùng nóng bức khắc nghiệt, quân Lục Tốn có thể chịu đựng nhưng phía Lưu Bị thì không. Lưu Bị đã ra lệnh cho quân lính đóng quân vào trong rừng rậm để giảm bớt tác động của sự oi bức.
Lợi dụng thời cơ này, Lục Tốn liền tấn công quyết đoán, với một mồi lửa đốt cháy toàn bộ quân binh tinh nhuệ của Lưu Bị.
Có câu: "Lưu Bị - Thiên hạ kiêu hùng, Tào Tháo cũng phải khiếp sợ."
Ngay cả một nhân vật như vậy vẫn bị đánh bại dưới sự nhẫn nhịn của Lục Tốn.
#lucton #luubi
Nhận xét
Đăng nhận xét