Trước lúc Quách Gia qua đời, Tào Tháo đã hỏi ông nhìn nhận thế nào về Tư Mã Ý? Quách Gia đáp: “Tư Mã Ý dụng kế cao thâm, thần không thể sánh bằng. Sau khi thần qua đời, nếu có thể dùng được thì dùng, không được thì nên giết đi trừ hậu họa”, nói xong câu này Quách Gia liền trút hơi thở cuối cùng.
Đối với lời trăn chối cuối cùng này mà nói, tuy trước sau như một, Tào Tháo đều ghi nhớ trong lòng. Nó cũng như lời cảnh cáo đối với Tào Tháo về nguy cơ tiềm ẩn từ Tư Mã Ý. Tuy nhiên cả đời Tào Tháo lại là người khao khát nhân tài như nắng hạn cầu mưa, biết Tư Mã Ý là người giấu giếm dã tâm, nhưng bản thân Tào Tháo lại thấy rõ Tư Mã Ý cơ mưu diệu toán hơn người, thiên hạ ắt chẳng có được mấy người, đặc biệt lại là sau khi Quách Gia không còn.
Vậy nên đối với người như Tư Mã Ý tốt nhất là tận dùng chứ không nên loại bỏ. Hơn nữa lúc đó, Tào Tháo đã thống nhất trung nguyên, nên trong mắt ông thì một Tư Mã Ý nhỏ bé kia xử lý lúc nào mà không được, thử hỏi Tào Tháo đâu cần gì phải quá bận tâm? Thế nên Tào Tháo không nghe lời Quách Gia mà vẫn giữ Tư Mã Ý bên mình.
Tuy nhiên vạn cổ xưa nay luôn có câu: “Hành sự tại nhân, thành sự tại thiên”, con người trăm tính ngàn mưu cũng chẳng bằng ý trời đã định. Vào những năm cuối đời, Tào Tháo đã có phần xem nhẹ khả năng nhẫn chịu của Tư Mã Ý, còn Tư Mã Ý vẫn luôn là kẻ cao thâm khó lường, không ai có thể thực sự thấu hiểu con người của y.
Sau khi Tào Tháo qua đời không được bao lâu, Tư Mã Ý vẫn một mặt che giấu dã tâm, một mặt triển khai thế lực của mình. Cuối cùng một kiếm định giang sơn, Tư Mã Ý đã nhanh chóng nắm hết thực quyền của Tào Ngụy, đem toàn bộ giang sơn mà đích thân Tào Tháo gây dựng lên đổi tên thành họ Tư Mã. Đây có lẽ là điều mà có nằm mơ Tào Tháo cũng không hề nghĩ đến. Nếu như Tào Tháo nghe lời Quách Gia thì đã không có cơ sự sau này.
#tumay #quachgia #taothao
Nhận xét
Đăng nhận xét