THẾ NÀO LÀ MỘT NGƯỜI ĐỌC THEO TÂM TRẠNG?
Chuẩn bị xong rồi. Bạn đã có chỗ ngồi thoải mái, ánh sáng đủ đầy và một bản nhạc nền êm dịu. Bạn vô cùng hào hứng khi cầm cuốn sách bạn dự định đọc cả tháng trời trên tay. Bạn mở sách ra và đọc một vài trang. Bạn ngân nga theo lời bài hát và đọc lướt qua tóm tắt. Vài phút trôi qua và bạn không chịu nổi nữa. Bạn chán. Bạn thấy nhân vật không khiến bạn hứng thú, và mình chưa thể chìm đắm vào câu chuyện. Bạn thở dài, đóng sách lại và bỏ nó qua một bên. Bạn nghĩ chắc còn lâu lắm mình mới mở nó ra lần nữa.
Thay vào đó, bạn lướt ứng dụng đọc sách để xem có cuốn sách nào đáng chú ý không. Nếu may mắn, bạn sẽ tìm thấy nó ngay lập tức và bắt đầu đọc ngay. Có thể bạn sẽ nhập vào thanh tìm kiếm, “sách nên đọc khi đang cảm thấy…” Tiếc là bạn không tìm thấy điều bạn đang tìm kiếm. Bạn đóng ứng dụng và nhìn chăm chăm vào cuốn sách trên bàn. Vì sao bạn lại không thể cầm nó lên và đọc tiếp? Vì sao bạn không thể thử thêm một lần? Bạn không biết lý giải ra sao, chỉ có thể quy rằng bạn không có tâm trạng. Điều này có thường xảy ra không? Hẳn bạn là một người thích đọc sách theo tâm trạng đấy.
▪ Người đọc sách theo tâm trạng là sao?
Người đọc sách theo tâm trạng chỉ đọc sách khi có hứng. Cảm xúc của họ quyết định họ sẽ đọc gì. Nếu họ cảm thấy hạnh phúc và muốn đắm chìm trong niềm vui, họ sẽ chọn một cuốn sách hoặc thể loại mang đến cảm giác đó. Nếu họ cảm thấy buồn bực hoặc tức giận, họ sẽ chọn một cuốn sách giật gân về ngày tận thế. Những cuốn sách khiến cảm xúc trở nên mạnh mẽ hơn và từ đó an ủi người đọc. Nói tóm lại, người đọc theo cảm xúc lựa chọn sách theo những gì con tim họ cảm thấy.
Khi nghĩ đến những người đọc theo tâm trạng, tôi nghĩ tới những người thường xuyên nhảy từ thể loại sách này sang thể loại khác tùy theo tâm trạng? Họ đang muốn đọc tiểu thuyết phiêu lưu hoặc truyện lãng mạn? Tuy nhiên, những người đọc theo tâm trạng không chỉ nhảy từ thể loại này sang thể loại khác. Tất nhiên họ có thể làm điều đó, nhưng vẫn có nhiều nguyên nhân khác quyết định xem họ sẽ chọn cuốn sách nào.
Một yếu tố quan trọng là trope (một kiểu tình tiết thường xuất hiện và được nhiều người biết, ví dụ như tình tay ba, mẹ chồng nàng dâu,...). Vì một thể loại có thể có nhiều trope, khi chuyển sang thể loại khác, họ đang tìm một trope cụ thể. Có thể họ thích đọc chuyện tình oan gia ngõ hẹp hơn là thanh mai trúc mã, có khi là từ trúc mã trở thành kẻ thù rồi mới thành người yêu. Bối cảnh câu chuyện cũng là một yếu tố quan trọng. Nên đọc về một gia đình sinh sống nơi làng quê vào thế kỷ 19 hay một nhóm thiếu niên trong bối cảnh tận thế năm 3000? Hơn thế, nhiều đọc giả chọn sách dựa vào cảm xúc mà cuốn sách có thể khơi gợi. Cảm thấy buồn nhưng không muốn khóc ư? Đọc ngay một cuốn sách về thuở học trò khơi gợi cảm xúc ngọt ngào.
Không phải ai cũng là người đọc theo tâm trạng sao?
Vừa đúng vừa không. Một số người bị cuốn theo cảm xúc và ngưng đọc ngay khi họ không có hứng, tuy nhiên người đọc theo tâm trạng lại vô cùng kiên định với sự không nhất quán của mình. Ai cũng có lúc ngừng đọc hoặc nghỉ giải lao khi họ cảm thấy sao đó, nhưng người đọc theo tâm trạng làm việc này thường xuyên. Họ thường xuyên đổi sách cho đến khi tìm được cuốn sách, tác giả và thể loại phù hợp với tâm trạng của mình. Làm sao để biết mình có phải là một người đọc theo tâm trạng hay không? Đây là một số dấu hiệu nhận biết:
Nhận xét
Đăng nhận xét