CON TRẺ VÀ TIẾNG ANH THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ SỐ HIỆN NAY
Hôm qua tới thăm nhà chị gái, thấy hai đứa cháu một 4 tuổi, một 7 tuổi đang say sưa với cái hình điện thoại trên tay, vừa chơi vừa bắn tiếng Tây loạn xạ. Không bài trừ công nghệ nhưng chúa ghét hình ảnh lũ trẻ thời nay cứ cắm mặt vào điện thoại, trẻ con thì phải được tắm mưa, chơi trốn tìm xì cứu, đá banh um xùm chứ cứ chăm chăm nhìn vào màn hình điện thoại thì hỏng bét, rồi mất hết kỹ năng xã hội, tương tác với gia đình nên mình phàn nàn luôn: “Mấy đứa lại chơi game ấy hả, tại sao không lấy đồ chơi chơi cùng nhau? Mẹ cho mấy đứa chơi game trên điện thoại vậy à?
Hai đứa nhỏ nhìn rồi bật cười khanh khách: “Cháu đang học tiếng Anh”. Tôi thấy ngờ vực lắm, học gì mà âm thanh, hình ảnh, nhạc nhẽo sống động, rồi đứa nào đứa nấy cũng cười nói hăng say như vậy? Tôi nhớ hè năm ngoái về dạy tiếng Anh cho hai cháu đứa nào đứa nấy ngáp ngắn ngáp dài chứ đâu có thích? Thấy ông cậu gắt gỏng quá nên chúng nó kéo lại gần, vừa thao tác trên máy, vừa thuyết minh, bảo đây là ứng dụng học tiếng anh online Babilala mà trên lớp nhiều bạn đang học. Nhìn ánh mắt của cháu nhỏ hấp háy, hồ hởi thì mình cũng thấy tò mò về cái ứng dụng học tiếng Anh này, có gì mà thu hút bọn nhỏ hơn cả một ông cậu sống ở nước ngoài nói tiếng Anh hay như tiếng mẹ đẻ?
Nhà thiên tài vật lý Einstein từng nói: "Chơi là dạng thức cao nhất của khám phá". Với trẻ con, chơi là cách trẻ phát triển bởi vì các bé phải trải qua sự rèn luyện, hình thành thói quen tự suy nghĩ, kiểm soát cảm xúc thông qua các hoạt động vui chơi. Vì vậy, khi một app tiếng Anh tìm được cách xen lẫn kiến thức bài học vào các hoạt động chơi game, nghe nhạc, xem hoạt hình thì đã có thể kích thích trẻ khám phá, tìm hiểu tiếng Anh một cách rất tự nhiên.
Thế mới nói, lũ trẻ bây giờ tinh anh và có quan điểm rõ ràng hơn rất nhiều so với thời trước. Việc học gì, thích gì bố mẹ chỉ có thể định hướng chứ không thể tự đưa ra quyết định được.
“Mỗi người lo việc của mình. Anh em, con cái…trên 18 tuổi, hãy để cho họ tự quyết. Mình CHỈ GIỚI THIỆU THÔNG TIN, CƠ HỘI. Ví dụ có cuốn sách đó, có fanpage đó, có cơ hội việc làm hay du học đó…Còn quyết định đọc hay không, đi hay không, làm thế nào để đi được…thì phải tự tìm hiểu, tự tìm kiếm thông tin, TỰ NÓ QUYẾT ĐỊNH. Thể loại mà cha mẹ, anh chị “cho học gì học đó, bảo gì nghe đó” thì thua. Đâu phải con Cám đâu mà ngày xưa lẽo đẽo theo mẹ nói gì cũng "vâng ạ". Mình nói vậy nè “Cám không yêu vua, hem thích cung đấu. Cuộc đời này là của riêng Cám. Cám lấy ai kệ Cám, nhá”. Cha mẹ anh chị mà cơ cấu việc làm gì đó cho mình là gạt đi, tự mình lo, mình mà theo sự sắp xếp của họ là mình bất tài vô dụng. Thân ai nấy lo, đời ai người đó tự kiến thiết. Chưa thấy ai trên đời thừa hưởng gia tài hay bố mẹ xin việc cho mà tài giỏi hết, chưa thấy! Có tài là tự làm chớ của người khác đưa thì không có gì đáng nói”.
Bố mẹ thời nay chỉ nên đồng hành thôi, chứ không thể học thay con được. Đừng nghĩ bọn trẻ mới 3 tuổi thì biết cái gì, ở giai đoạn 3 tuổi các cháu có cảm xúc và tư duy não bộ rất mạnh mẽ. Bố mẹ cần tôn trọng con và tìm giải pháp phù hợp cho con.
Nhận xét
Đăng nhận xét