Cô gái mắc bệnh ung thư cảnh báo: Tâm trạng tồi tệ kéo dài chính là thuốc độc, sống đừng nhìn nét mặt của người khác quá nhiều!
Bạn nghĩ rằng nỗi đau và bực bội trong lòng sẽ tan biến sau vài ngày, nhưng cơ thể bạn sẽ luôn ghi nhớ những điều đó. Vậy nên, đừng để chúng trở thành căn bệnh ung thư vùi lấp cuộc đời bạn.
01
Nửa đêm, một tài khoản đã từng để lại một bài post trên mạng xã hội như sau: "Bạn thân của tôi đi khám sức khỏe vào buổi sáng và bất ngờ phát hiện bị ung thư. Một cô gái xinh xắn với nụ cười tỏa nắng, đang dạt dào sức sống nhưng không ngờ ung thư lại ập đến… Thật xót xa, cầu mong cho cô ấy qua khỏi để nuôi hai đứa con nhỏ.
Ngay trước khi phát hiện mắc bệnh ung thư, cô có rất nhiều dự định với bạn thân của mình. Nhưng làm sao một người phụ nữ dịu dàng, sống có mục tiêu như vậy lại đột ngột mắc bệnh ung thư?
Ở công ty áp lực deadline, về nhà chồng, con, mẹ chồng rầy la, mắng mỏ việc gia đình, nhưng cô ấy chẳng biết trút vào đâu, chỉ có thể giữ khư khư trong lòng, chỉ bởi: Ở thế giới của người trưởng thành, tôi không dám bộc lộ cảm xúc thật vì sợ mọi chuyện trở nên phức tạp."
Đã có những cuộc khảo sát cho thấy nguyên nhân khiến một người mắc bệnh ung thư thì rất nhiều nhưng một trong những nguyên nhân chính là cảm xúc tiêu cực mà ra.
Nếu vợ chồng thường xuyên cãi vã, chiến tranh lạnh thì tỷ lệ tử vong sẽ cao gấp đôi so với người bình thường; Nếu bạn và con bạn thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, khả năng dẫn tới bệnh lý sẽ cao hơn rất nhiều ...
Thêm nữa, sống cuộc đời của mình nhưng lại quá chú ý đến ánh mắt của người khác sẽ khiến cảm xúc tiêu cực tấn công vào bên trong, khiến bạn không bao giờ có được sự hài lòng trong nội tâm. Nếu sự việc cứ tiếp diễn như vậy, nó sẽ chi phối hành vi và thói quen của bạn, thậm chí ảnh hưởng đến tính cách và cuộc sống của bạn. Bởi vì tất cả những lo lắng, phiền muộn, tức giận, buồn bã sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn và biến thành mất ngủ, đau đầu… và thậm chí là ung thư.
Cảm xúc tức giận chính là kẻ giết người vô hình trong cuộc sống của chúng ta.
Bạn có nhận ra mình trong ví dụ này không?
Nếu người khác không trả lời tin nhắn của bạn ngay lập tức, bạn lo lắng rằng mình đã nói sai và lo lắng liệu đối phương có ghét mình không?
Bạn không dám phát biểu ý kiến trong một thời gian dài vì sợ sai nên cứ luôn ngồi một góc trong cuộc họp.
Sau khi đi làm về cả ngày, bạn trút hết những gì bạn kìm nén trong cuộc họp buổi sáng lên những người thân yêu của mình.
Cách sống thông minh nhất, là quản lý cảm xúc tốt của chính mình. Lắng nghe "bên trong" của chính mình thay vì những tạp âm bên ngoài mới giúp bạn có được bình yên thực thụ.
Một người bạn của tôi tên Hải Lam có một tuổi thơ khốn khổ bởi đòn roi của người cha ưu bạo lực. Thế nhưng, khi trưởng thành, cô tự nhủ sẽ không cho phép người khác phải chịu bất hạnh về tình cảm. Lam trở thành một nữ bác sĩ y khoa và tâm lý học và có hai bằng đại học. Khi con gái mới 10 tuổi, cô thuyết phục gia đình nhỏ đi cứu trợ tâm lý cho gần 100.000 giáo viên và học sinh vùng thiên tai, bám rễ vùng động đất suốt 3 năm. Người ta nói, hạnh phúc của một gia đình phụ thuộc rất nhiều vào sự vun đắp tình cảm của người mẹ. Chính tâm trạng ổn định của Hải Lam đã tiếp thêm dũng khí và lòng nhân ái cho những đứa con của cô. Có thể nói, tâm trạng ổn định là tu dưỡng cao nhất của một người phụ nữ.
02
Người 20 tuổi thường hỏi:
"Làm thế nào để trở nên tự tin hơn và dám lớn tiếng bày tỏ ý kiến của mình?"
"Cha mẹ không hiểu mình và cảm thấy đau đớn, tôi phải làm gì?"
"Làm thế nào tôi có thể tự chữa lành bản thân nếu tôi phải từ bỏ một người tôi thích?"
Người 30 tuổi hỏi:
"Làm thế nào để đối mặt với những cảm xúc tồi tệ của người yêu mà không cãi vã?"
"Trước mặt con, bạn làm thế nào để kiềm chế bản thân khi mất bình tĩnh một cách bốc đồng?"
"Làm thế nào để giảm bớt nỗi lo lắng lớn gây ra bởi sự mất cân bằng trong cuộc sống và công việc?"
Người 40 tuổi sẽ hỏi:
"Người trẻ tuổi ngày càng có năng lực, làm sao bọn tôi có thể theo kịp thời đại?"
"Thỉnh thoảng tôi muốn thể hiện cảm xúc thực nhưng vì sợ ảnh hưởng đến hình ảnh mà im lặng nên trong lòng lại càng khó chịu …"
"Không dám ốm, không dám nghỉ ngơi, bạn có thể làm gì để giải tỏa áp lực cơm, áo, gạo, tiền của cha mẹ già và con nhỏ?"
Thực tế, những người biết cách quản lý cảm xúc có thể biết loại công việc nào phù hợp với mình hơn và biết cách lựa chọn khi đứng trước những lựa chọn quan trọng trong cuộc đời và thúc đẩy tình yêu của những người xung quanh. Chỉ khi quản lý được cảm xúc, bạn mới quản lý được thành công trong cuộc sống.
Doanh nghiệp & Tiếp thị
Nhận xét
Đăng nhận xét