Tiêu chuẩn phán đoán một người có thể nên nghiệp lớn hay không của doanh nhân nổi tiếng Inamori Kazuo: Nhân cách và dám nói dám làm
Những người may mắn và những người giàu có không chỉ có khả năng vượt trội, họ còn có sự nhiệt huyết và lòng dũng cảm không sợ hãi, đây là lý do cơ bản dẫn đến thành công của một người.
Kazuo Inamori đã đề cập trong một bài phát biểu rằng: "Nhân cách có cao thượng tới đâu, theo thời gian rồi cũng có sự thay đổi, vì vậy, nhất định phải tìm những người có nhân cách ổn định, không dễ dàng bị lay động làm lãnh đạo. Dù rất có năng lực, rất tài giỏi, nhưng nếu nhân phẩm không tốt, sự ngạo mạn sẽ sản sinh, vậy thì kết quả chắc chắn không tốt."
Có thể nói vận may và phẩm cách của một người có liên quan, nếu một người chỉ nỗ lực, nhưng phẩm đức không đủ, vậy thì dù có cố gắng tới đâu cũng sẽ không có được vận may.
Phán đoán một người có nên được nghiệp lớn hay không, có xứng đáng để tin tưởng hay không, tiêu chuẩn phán định đầu tiên không phải là sự chăm chỉ hay năng lực, mà phải nhìn vào 3 điểm của họ: tri thức, kiến thức và đảm thức.
01
Năng lực không phải tiêu chuẩn duy nhất phán đoán một người có tài giỏi hay không
Phần lớn chúng ta trong cuộc sống và công việc đều cho rằng năng lực là tất cả, chỉ cần có năng lực thì chính là người tài giỏi.
Trong bộ phim truyền hình nước ngoài mang tên "A Love for Dilemma", nhân vật Chung Ích là một người vô cùng tài hoa, năng lực công việc ưu tú, nhưng chính vì vấn đề phẩm đức mà không được coi trọng. Cũng có thể nói, trước mặt phẩm cách, năng lực không quan trọng.
Một quan điểm khác khi đề cập tới một nhà lãnh đạo xuất sắc, đã nói rằng: vững vàng trách nhiệm là tài nguyên nhất đẳng, lỗi lạc hào hùng là tài nguyên nhị đẳng, thông minh biết việc là tài nguyên tam đẳng.
Trên thực tế, muốn phán đoán một người có nên được nghiệp lớn về lâu về dài hay không, chủ yếu nhìn vào nhân phẩm, có nghĩa là xem xem họ có đáng tin cậy hay không, chứ không chỉ đơn thuần là chỉ nhìn năng lực. Nếu chỉ có năng lực chuyên môn, nhưng lại hời hợt, bảo thủ, không đáng tin cậy, vậy thì có giỏi tới đâu cũng khó mà phất lên được.
Có thể thấy, phán đoán một người xuất chúng hay không, đầu tiên phải nhìn nhân cách, sau đó là dũng khí, rồi mới tới năng lực.
02
Tri thức, kiến thức, đảm thức, quan trọng hơn năng lực
Một người lợi hại, làm sao để từng bước thành công? Tài vận của họ tới từ đâu?
Kazuo Inamori cho rằng muốn phán đoán một người có đáng để trọng dụng hay không, có nên được việc lớn hay không, có 3 nhân tố xem xét quan trọng hơn năng lực, lần lượt là: tri thức, kiến thức và đảm thức.
Trước tiên, tri thức là cơ sở, là tiền đề cần thiết. Nhưng chỉ có tri thức thôi chưa đủ, đây chỉ là một trong những nhân tố.
Tiếp đó là kiến thức. Kiến thức ở đây không chỉ đơn thuần là sự tích lũy tri thức, mà là sự chuyển hóa tri thức lên tầm cao, là sự ứng dụng vào thực tế, là niềm tin vững chắc rằng "phải làm như này" và "tôi muốn nó là thế này".
Cuối cùng là đảm thức. Đảm thức ở đây là sự gan dạ, là dũng khí, là dám nói dám làm, đã nói là làm và luôn kiên trì với tâm huyết của mình.
Chỉ khi không ngừng tích lũy, học hỏi thêm tri thức; nâng cao, mở rộng kiến thức, tầm nhìn; cuối cùng biến nó thành hành động thực tế, dám nói dám làm, thành công mới có thể hiện thực hóa.
03
Inamori Kazuo từng nói: Bạn có một suy nghĩ, cách nhìn nhận cuộc sống và triết lý sống như thế nào, bạn sẽ có một cuộc sống và may mắn như vậy.
Chỉ khi suy nghĩ thấu đáo về cách nhìn của bản thân về cuộc sống, thay vì sống không mục đích và chấp nhận cuộc sống, chúng ta mới có thể thực sự hiểu được đâu là giá trị của mình.
Nói cách khác, nếu bạn nghĩ khác đi, bạn mới có thể làm khác đi, và kết quả cuối cùng cũng sẽ khác. May mắn không bao giờ là ngẫu nhiên, mà là kết quả của sự chăm chỉ và dám làm.
Những người may mắn và những người giàu có không chỉ có khả năng vượt trội, họ còn có sự nhiệt huyết và lòng dũng cảm không sợ hãi, đây là lý do cơ bản dẫn đến thành công của một người.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Nhận xét
Đăng nhận xét