Chuyển đến nội dung chính

Cuộc Chiến Bất Tận Giữa Tốt Đẹp Và Nổi Tiếng

Bạn đã bao giờ theo dõi một lễ trao giải và tự hỏi ban giám khảo đưa ra lựa chọn như thế nào chưa? Cụ thể, có phải những nghệ sĩ được nhận giải thưởng là những người tài năng nhất, hay họ chỉ có sự nổi tiếng? Một số người cho rằng không quan trọng bạn tài năng thế nào - nếu tác phẩm của bạn không nổi tiếng, nó sẽ không bao giờ được coi là "tốt". 

Hãy lấy ví dụ từ giải Grammy. Các giải Nghệ Sĩ Mới Xuất Sắc Nhất, Bài Hát Của Năm, Thu Âm Của Năm, và Album Của Năm trên lý thuyết đều có thể được trao cho một nghệ sĩ thuộc bất kỳ thể loại nhạc nào. Tuy nhiên, không có bản nhạc cổ điển nào từng thắng một trong những giải này.[1] Năm này qua năm khác, các giám khảo của giải Grammy có vẻ như trao giải thưởng cho những nhạc sĩ nổi tiếng, thay vì những người "giỏi".

Nhìn vào số liệu, album 1989 của Taylor Swift đã thắng giải Album Xuất Sắc Nhất năm 2016, còn album 25 của Adele đã được đề cử cho giải này vào năm 2017. Cả hai đều đã bán được hàng triệu bản - album 1989 bán được 5 triệu bản tính đến tháng Bảy năm 2015, và album 25 bán được trên 9 triệu bản năm 2016. Có vẻ như có một sự phân chia rõ ràng giữa cái "tốt" và cái "nổi tiếng". 

Sự phân chia này đã xảy ra như thế nào?

Khi một nghệ sĩ bắt đầu sự nghiệp, họ sử dụng sự sáng tạo của mình như một phương tiện biểu đạt cảm xúc. Khi họ viết nhạc hay vẽ tranh, mục đích của họ là giải quyết những cảm xúc phức tạp và phục hồi một trạng thái mãn nguyện và bình yên. Nếu kết quả không như ý họ, họ làm việc vất vả để khiến nó tốt nhất có thể - sự hoàn hảo là mục tiêu cuối cùng của những nghệ sĩ mới vào nghề. Danh tiếng không phải ưu tiêng hàng đầu của họ. 

Tuy nhiên, là một người học nghề, họ bắt đầu khao khát có thêm sự chú ý và chia sẻ của người khác đối với tác phẩm của mình. Không may thay, bởi vì nghệ thuật là chủ quan, khán giả của họ có thể sẽ không hiểu ý đồ của họ, và điều này có thể gây nhụt chí. Tại thời điểm này, họ có một sự giác ngộ - nếu họ muốn trở nên nổi tiếng và chạm tới nhiều khán giả hơn, họ phải điều chỉnh nghệ thuật của mình theo số đông.

Một nghệ sĩ điển hình sẽ sáng tác dựa theo gu của người khác. Ưu tiên hàng đầu của họ không còn là sự xuất sắc. Thay vào đó, họ chuyển trọng tâm sang việc tăng danh tiếng cá nhân. 

Hay so với Nổi 

Những người tập trung vào việc làm ra sản phẩm tốt thay vì nổi tiếng cố gắng đạt được sự xuất sắc. Họ không quan tâm người khác nghĩ gì, họ biết rằng đi theo đám đông không phải lúc nào cũng là ý hay. Trên thực tế, đám đông có thể không thực sự quan tâm điều gì là tốt nhất cho họ, và chỉ muốn họ ra mắt những tác phẩm bình dân đại chúng. Những người đưa tiêu chí "tốt" lên trên "nổi tiếng" cũng được tự do để sáng tạo hơn. 

Cùng lúc đó, những người không quan tâm tác phẩm của họ có nổi tiếng hay không có nguy cơ phớt lờ sự phê bình có tính xây dựng. Họ có thể trở nên thiển cận, và thậm chí là trầm cảm nếu chỉ một bộ phận nhỏ dân chúng yêu thích tác phẩm của họ. 

Mặt khác, những người phục vụ cho một đối tượng khán giả rộng rãi tạo ra những tác phẩm lưu tâm tới nhiều góc nhìn, vì họ quan tâm tới ý kiến của người khác. Những tác phẩm nổi tiếng thành công hơn về mặt thương mại, và những nghệ sĩ này có thể rất hài lòng khi họ chạm tới được nhiều khán giả. 

Mặt trái là những người này cố gắng thu hút số đông sẽ mất đi tính sáng tạo của riêng mình. Thậm chí họ có thể có tiếng là dễ đoán, "nhàm chán", chỉ tạo ra một chuỗi sản phẩm na ná nhau. Khi bạn sáng tác trên hết là cho người khác, thay vì cho chính bạn, nó có thể mất đi cá tính và trở nên nhạt nhẽo.

Những người cố gắng nổi tiếng trở thành những kẻ làm hài lòng người khác. Khi danh tính của bạn bị trói buộc với danh tiếng, chạy theo những trào lưu mới nhất là một cuộc chiến không ngừng. Những người tìm cách đáp ứng kỳ vọng của người khác sẽ gặp vấn đề, vì ý thích và gu của công chúng sẽ thay đổi theo thời gian. Một người nổi tiếng có thể thành công trong việc tự thay đổi sao cho phù hợp với số đông fan hâm mộ, nhưng họ sẽ phải hy sinh sự phát triển cá nhân. Họ có thể thay đổi theo thời gian, nhưng có lẽ sẽ không tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, những người phấn đấu làm ra tác phẩm tốt và là phiên bản tốt nhất cũng có thể trì hoãn sự phát triển của mình. Họ có thể cứng đầu từ chối việc lắng nghe người khác, và không bao giờ tiến bộ hơn tình trạng hiện tại của họ.

Tại sao không chọn cả hai?

Cho dù bạn hướng đến chất lượng hay danh tiếng, bạn sẽ đều gặp rắc rối. Câu trả lời là hãy làm ra những tác phẩm tuyệt vời, nhưng cũng hãy lưu tâm đến quan điểm của người khác. Bạn cần phải trung thành với tầm nhìn của mình, đồng thời cởi mở với bình luận và phê bình từ người ngoài. Khi bạn phối hợp cái nhìn của mình với nhu cầu của khán giả, bạn có được một sự kết hợp đem đến thành công.

Hãy xem cách áp dụng điều này. Thương hiệu phong cách sống Nhật Bản MUJI giữ vững nguyên tắc về sự tối giản. Họ tự hào sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao với ít tính năng. Tuy nhiên, họ cũng đáp ứng cho một thị trường rộng lớn bằng cách cung cấp chức năng sản phẩm. Ví dụ, họ tìm cách sản xuất những mặt hàng tuân theo thẩm mỹ tối giản của họ, nhưng cũng chú ý đến nhu cầu của người dùng trung bình, và đưa ra những đồ dùng hằng ngày như bút và sổ mà phù hợp với triết lý của họ.[2]

Chỉ vì văn hoá ngày nay có xu hướng chia rẽ chúng ta thành hai thể loại, không có nghĩa là bạn không thể cân bằng cả hai. Bí quyết là hãy rõ ràng về điều bạn muốn đạt được, và gắn bó với những nguyên tắc của bạn - cùng lúc đó đón nhận những luồng ảnh hưởng mới.

Lần tới bạn sáng tạo ra thứ gì đó, thì hãy làm ra thứ tốt nhất có thể, là phiên bản tuyệt vời nhất của chính mình. Một khi bạn đã hài lòng, hãy hỏi ý kiến người khác. Lắng nghe chăm chú, nhưng đừng tự động thừa nhận là họ đúng! Hãy trung thành với bản thân, và làm điều khiến bạn hạnh phúc. Thật tuyệt khi đem niềm vui đến cuộc sống của người khác, nhưng lòng tự trọng cũng quan trọng vô cùng.




Nhận xét

Bài Đăng Mới Nhất

Recent Posts Widget

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN TỪ BLOG NÀY

Mọi sai lầm đều phải trả giá, đó là quy luật bất hủ

 SAI LẦM CỦA QUAN VŨ? Người ta thường lấy thất bại Kinh châu sụp đổ, Phàn thành thất thủ mà quy kết hết trách nhiệm cho Quan Vũ, vì háo danh, tự phụ, kiêu ngạo, khinh suất? Có hàng trăm kiểu đổ lỗi theo kiểu lấy kết quả luận nguyên nhân này.  Nhưng có điều, đã xét lịch sử thì phải xét luôn bối cảnh. Trên đời không có ai biết rõ sẽ thất bại mà vẫn lao đầu vô, biết chết lại đi tìm nghĩa địa. Mỗi toan tính của chúng ta khi đưa ra có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Quan Vũ là đại soái, vai trò tấn công và trấn thủ luôn là sự tồn vong cho vận mệnh Kinh châu nói riêng và kế hoạch chấn hưng Đại Hán nói chung. Lẽ tất yếu, Vũ không thể chỉ vì thành bại cá nhân mà hồ đồ đem quân Bắc tiến.  Có một chi tiết mà người đọc ít lưu tâm, Tào Nhân đã nhận sắc lệnh "ban đầu. Tào Nhân thảo phạt Quan Vũ, đóng đồn ở Phàn Thành. Cùng tháng, sai Nhân vây Uyển (Tam Quốc Chí - Vũ đế kỷ).  Ta có thể thấy rõ mấu chốt này, chữ "thảo phạt" tức là Tào Nhân đã tấn công trước, và Vũ đời

Brand Extension: Chiến lược mở rộng thương hiệu là gì?

Brand Extension là gì? Ưu nhược điểm của chiến lược mở rộng thương hiệu? Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về khái niệm Marketing này thông qua case study từ những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Hẳn các bạn còn nhớ bộ phim  “A Star is Born”  từng khuynh đảo rạp chiếu bóng Việt Nam cách đây 1 năm chứ? Điều khiến tôi ngạc nhiên trong bộ phim này, đó chính là bước chuyển mình hết sức ngoạn mục của Lady Gaga. Từ một nữ ca sỹ nổi tiếng, Gaga thể hiện mình là ngôi sao sáng giá trong làng điện ảnh, có khả năng tiến sâu trong sự nghiệp diễn xuất. Trường hợp của Lady Gaga khiến tôi hình dung về cách mà các thương hiệu toàn cầu mở rộng phạm vi kinh doanh của mình bằng Brand Extension – chiến lược mở rộng thương hiệu. Có thể coi đây là cách đi nhanh nhất để đánh chiếm thị phần và nâng tầm giá trị brand. Vậy  Brand  Extension là gì? Ưu nhược điểm của chiến lược mở rộng thương hiệu? Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về khái niệm  Marketing  này thông qua  case study  từ những thương hiệu nổi tiếng trên thế giớ

TÌNH THƯƠNG BỀN VỮNG

TÌNH THƯƠNG BỀN VỮNG Hai vợ chồng chỉ biết có nhau, chỉ lo cho nhau, một thời gian sẽ bỏ nhau. Đó là cái nguyên tắc tương tác của tâm lý đóng kín.  Nên việc nói bỏ hết tất cả để về ở một mái lều tranh hai trái tim vàng, ít bữa bỏ nhau liền, đó là nguyên tắc tâm lý tương tác khép kín, sẽ đổ vỡ.  Cho nên để ta thương nhau, tay nắm tay trên địa cầu, ta cần một đối tượng thứ 3. Để hai người thương nhau thì đừng khờ dại chỉ có hai người thương nhau, mà cần phải có đối tượng thứ 3 xuất hiện. Có vợ bé à? Không phải. Ta tạo một lý tưởng – yếu tố thứ 3 trong tình yêu thương của hai người. Như người xưa nói vậy, yêu nhau không phải ngồi nhìn nhau mà cùng nhìn về một hướng.  Cái hướng đó là gì? Là lý tưởng cao đẹp. Khi ta có yếu tố thứ 3 này tự nhiên ta yêu thương nhau nhiều hơn, bền vững hơn. Chứ không phải anh thương em, em thương anh, anh thương em, em thương anh, ít bữa chửi nhau liền, phiền trách nhau, giận hờn nhau, căm thù nhau, chia tay nhau...

Tôi cũng không ngừng nghĩ về việc mua nhà, nhưng tôi chưa muốn làm điều đó - ít nhất là cho đến bây giờ.

  3 lý do khiến tôi phớt lờ lời khuyên của các chuyên gia tài chính và không mua nhà Tôi cũng không ngừng nghĩ về việc mua nhà, nhưng tôi chưa muốn làm điều đó - ít nhất là cho đến bây giờ. Trong năm ngoái có rất nhiều người bạn của tôi quyết định mua nhà. Tôi đã quan sát toàn bộ quá trình tìm nhà môi giới bất động sản, thế chấp và chi trả các chi phí liên quan cho ngôi nhà đầu tiên của họ. Tôi cũng không ngừng nghĩ về việc mua nhà, nhưng tôi chưa muốn làm điều đó - ít nhất là cho đến bây giờ. Ở độ tuổi này tôi cảm thấy vui vẻ khi ở một căn nhà thuê vì tôi có thể linh hoạt trong việc đóng gói đồ đạc và chuyến sang một một căn hộ mới nếu tôi muốn sống tại thành phố khác. Tôi cũng có thể tập trung vào mục tiêu tài chính (từ việc gửi tài khoản hưu trí cho đến đầu tư các dự án lành mạnh) đây là lý do khiến tôi không muốn dùng số tiền của mình cho việc mua nhà, thế chấp và các chi trả cho các chi phí khác đi kèm ngôi nhà. Mặc dù tôi xác định rằng mình không muốn mua một căn nhà trong thời đ

Trận đấu blackjack vĩ đại giữa sòng bạc Las Vegas và đội quân đếm bài

Các biện pháp áp chế bao gồm xáo bài khi chơi được nửa ván hoặc ít hơn. Điều này không chỉ giới hạn cơ hội tạo lợi thế khoản đặt cược của người đếm bài, mà còn gây thiệt hại cho sòng bạc vì tiến độ trò chơi chậm lại, rút tiền từ túi người chơi bình thường chậm hơn và làm giảm lợi nhuận của sòng bạc. Nếu người ta so sánh một sòng bạc với một lò giết mổ xử lý những người chơi, thì càng nhiều thời gian xáo bài, hiệu quả sử dụng nhà máy càng kém. “Gian lận, mặt khác, không chỉ kiếm tiền nhanh hơn mà còn có thể thu được lợi nhuận mà nhà cái hiếm khi bỏ qua. Tôi nhìn thấy điều này xảy ra một đêm khi tôi bước vào sản khách sạn sòng bạc Las Vegas Strip vào khoảng 10 giờ. Louis Prima, một nhạc sĩ nổi tiếng vào thời đại đó, và ca sĩ chính của ông, người vợ mới Gia Maione, đang biểu diễn, và các bàn blackjack kế đó đã phủ kín người, với hàng chục người chơi đang chờ tới lượt. Tôi đến chơi blackjack và khi kiểm tra tất cả các bàn, hy vọng có được một chỗ ngồi, tôi để ý thấy người chơi mỗi bàn mất

Bạn có biết câu tiếng Anh nào khi dịch ra lại hay đến mức lay động con tim không?

 Bạn có biết câu tiếng Anh nào khi dịch ra lại hay đến mức lay động con tim không? 1. You look at a star for two reasons, because it is luminous, and because it is impenetrable. Người ngắm vì sao là bởi hai lý do, bởi vì nó lấp lánh, cũng bởi vì nó không thể chạm tới. 2. You are the last rose in my barren land. Người là đóa hoa cuối cùng trên mảnh đất cằn cỗi của tôi. 3. The world is dull, but it has you. Thế gian vô vị, nhưng nó lại có em. 4. I’ve been looking for the spring of my life, you just smile. Tôi vốn tìm kiếm mùa xuân của đời mình, cho đến khi em tình cờ cười lên. 5. The world is dark,and then you come, with the stars and the moon. Thế giới này vốn tăm tối, cho đến khi người xuất hiện, mang đến cùng trăng sao. 6. The sun won’t run to you, the moon won’t, the stars won’t, but I shall. Mặt trời sẽ không đến vì em, mặt trăng không, các ngôi sao kia cũng sẽ không, nhưng anh thì sẽ. 7. If you shed for stears when you miss the sun, you also miss the stars. Đừng khóc vì bỏ lỡ hoàng

Tiêu chuẩn phán đoán một người có thể nên nghiệp lớn hay không của doanh nhân nổi tiếng Inamori Kazuo: Nhân cách và dám nói dám làm

Những người may mắn và những người giàu có không chỉ có khả năng vượt trội, họ còn có sự nhiệt huyết và lòng dũng cảm không sợ hãi, đây là lý do cơ bản dẫn đến thành công của một người. Kazuo Inamori đã đề cập trong một bài phát biểu rằng: "Nhân cách có cao thượng tới đâu, theo thời gian rồi cũng có sự thay đổi, vì vậy, nhất định phải tìm những người có nhân cách ổn định, không dễ dàng bị lay động làm lãnh đạo. Dù rất có năng lực, rất tài giỏi, nhưng nếu nhân phẩm không tốt, sự ngạo mạn sẽ sản sinh, vậy thì kết quả chắc chắn không tốt." Có thể nói vận may và phẩm cách của một người có liên quan, nếu một người chỉ nỗ lực, nhưng phẩm đức không đủ, vậy thì dù có cố gắng tới đâu cũng sẽ không có được vận may. Phán đoán một người có nên được nghiệp lớn hay không, có xứng đáng để tin tưởng hay không, tiêu chuẩn phán định đầu tiên không phải là sự chăm chỉ hay năng lực, mà phải nhìn vào 3 điểm của họ: tri thức, kiến thức và đảm thức. Kazuo Inamori, nhà kinh doanh đồng thời là người

Đọc được câu này rất hay, muốn chia sẻ với bạn:

 Đọc được câu này rất hay, muốn chia sẻ với bạn: “Khi trời giông bão, làm người lớn Nắng vàng, hoa nở, làm trẻ thơ" Có lẽ, thái độ tốt nhất với cuộc sống là linh hoạt, vừa mạnh mẽ khéo léo để vượt qua những sóng gió, lại vẫn lương thiện hồn nhiên để yêu thương cuộc đời. Chúng ta thường bảo trưởng thành là phải bày ra bộ mặt này bộ dạng kia, nhưng thực ra tất cả chỉ là những lựa chọn linh hoạt để cuộc sống suôn sẻ hơn mà thôi. Chúc cho bạn, vượt qua giông bão, quay đầu vẫn là trẻ thơ!

Kỹ năng lập kế hoạch: Vai trò, phương pháp, quy trình lập kế hoạch

  Kỹ năng lập kế hoạch: Vai trò, phương pháp, quy trình lập kế hoạch Bạn có quá nhiều việc phải làm trong một ngày, có nhiều dự định cho tương lai khiến bạn không thể lựa chọn hay sắp xếp được mọi thứ. Việc lập kế hoạch sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề đó. Lập kế hoạch giúp cuộc sống trở nên có thứ tự hơn, giúp cho công việc được giải quyết theo mức độ từ quan trọng nhất đến bình thường. Là đó là một kỹ năng cần thiết với cuộc sống. Cùng tìm hiểu vai trò, phương pháp và quy trình lập kế hoạch nhé. I. Kỹ năng lập kế hoạch là gì? 1. Khái niệm Kỹ năng lập kế hoạch  là kỹ năng sắp xếp mọi công việc theo mức độ gắn trong một khoảng thời gian nhất định. Kỹ năng này nhằm mục đích giúp cá nhân, tổ chức dễ dàng kiểm soát được thời gian và hiệu quả công việc. Kỹ năng lập kế hoạch được xem là một trong những kỹ năng mềm cần thiết trong công việc và cuộc sống thường ngày. Tìm việc làm ,  tuyển dụng Marketing  có thể bạn quan tâm: -  Nhân viên SEO -  Nhân viên Digital Marketing - Nhân viê

CON TRẺ VÀ TIẾNG ANH THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ SỐ HIỆN NAY

 CON TRẺ VÀ TIẾNG ANH THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ SỐ HIỆN NAY Hôm qua tới thăm nhà chị gái, thấy hai đứa cháu một 4 tuổi, một 7 tuổi đang say sưa với cái hình điện thoại trên tay, vừa chơi vừa bắn tiếng Tây loạn xạ. Không bài trừ công nghệ nhưng chúa ghét hình ảnh lũ trẻ thời nay cứ cắm mặt vào điện thoại, trẻ con thì phải được tắm mưa, chơi trốn tìm xì cứu, đá banh um xùm chứ cứ chăm chăm nhìn vào màn hình điện thoại thì hỏng bét, rồi mất hết kỹ năng xã hội, tương tác với gia đình nên mình phàn nàn luôn: “Mấy đứa lại chơi game ấy hả, tại sao không lấy đồ chơi chơi cùng nhau? Mẹ cho mấy đứa chơi game trên điện thoại vậy à? Hai đứa nhỏ nhìn rồi bật cười khanh khách: “Cháu đang học tiếng Anh”. Tôi thấy ngờ vực lắm, học gì mà âm thanh, hình ảnh, nhạc nhẽo sống động, rồi đứa nào đứa nấy cũng cười nói hăng say như vậy? Tôi nhớ hè năm ngoái về dạy tiếng Anh cho hai cháu đứa nào đứa nấy ngáp ngắn ngáp dài chứ đâu có thích? Thấy ông cậu gắt gỏng quá nên chúng nó kéo lại gần, vừa thao tác trên máy, vừa