Khi mạng xã hội báo tin thăng chức của bạn bè, về ngày nghỉ lễ của họ, hay việc mua nhà, tin đính hôn hoặc đám cưới, ta thường có cảm giác cuộc sống ta thật thiếu thốn, thua thiệt, đặc biệt là khi ta thấy mình đang "tụt lại phía sau" so với những người quen biết.
Nhưng trò chơi so sánh này luôn là thứ nguy hiểm với ta. Áp lực chúng ta tự đặt lên mình khi cứ cố đuổi theo thành tựu của người khác đẩy ta đến tình trạng kiệt quệ và tước đi sự tập trung cần có để ta thực hiện mục tiêu và sống cuộc đời theo cách độc đáo của riêng mình.
Tại sao so sánh mình với người khác là một vấn đề đáng quan ngại
Nếu so sánh, đánh giá chính mình với người khác đem tới cho chúng ta cảm giác "không-bằng-so-với", thì tại sao lại bắt bản thân trải qua chuyện đó?
Theo lý thuyết so sánh xã hội cơ bản[1], chúng ta là những sinh vật mang tập tính xã hội, và chúng ta có nhu cầu mãnh liệt trong việc thấu hiểu chính mình và tìm thấy vị thế của chúng ta trong thế giới này. Việc này cũng bao gồm cả những người xung quanh, đặc biệt là người thân thuộc nhất.
So sánh trong xã hội được chia thành hai kiểu - so sánh thua thiệt hơn (so sánh mình với một người thua kém mình) và so sánh cao cấp hơn (so sánh mình với một người được nhìn nhận là hơn mình). Cả hai kiểu này đều tạo ra vấn đề trong cách chúng ta đánh giá bản thân.
So sánh thua thiệt hơn đúng là giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn về chính mình, nhưng thực chất việc này đã trói buộc sự tự tin và lòng tự trọng của ta vào sự không may mắn của người khác. Chúng ta cũng dễ chú tâm quá mức vào những mặt không tốt của mọi người thay vì nhìn thấy tổng thể con người họ.
Và tất nhiên, so sánh cao cấp hơn tạo ra động lực và nguồn cảm hứng để chúng ta cố gắng, nhưng những suy nghĩ tiêu cực lại có xu hướng dẫn đến sự ganh tị hay đặt ra những tiêu chuẩn không thực tế. Điều này tức là ta bỏ qua cuộc sống của mình muôn màu của mình để ngóng trông theo "ánh hào quang" của người khác.
Hầu hết thời gian thì mọi người thực sự không quá quan tâm, mà họ chỉ tò mò thôi
Một vấn đề khác khi so sánh là kể cả khi ta không có thói quen so sánh lẫn nhau, người khác vẫn có xu hướng đưa ra nhận xét những gì chúng ta làm bằng cách so với ai đó khác.
Kể cả khi chúng ta quyết định không kết hôn hay có con, hoặc con đường sự nghiệp ta chọn theo đuổi (hoặc không theo đuổi), sẽ luôn có một ai đó đưa ra ý kiến và góc nhìn đối nghịch với ta. Vì những điều này mà ta dần hình thành suy nghĩ nghi ngờ bản thân, hay thậm chí là cảm thấy thôi thúc phải thay đổi quyết định.
Nhưng chúng ta phải hiểu sự quan trọng của việc tập trung vào chính mình, bởi vì quan điểm của mỗi người đều giới hạn và phụ thuộc vào ý kiến và kinh nghiệm của họ. Phần lớn thời gian họ chỉ đơn thuần là tò mò chứ không hẳn là có mong muốn chỉ dẫn ta. Đó là lý do tại sao chúng ta cần bỏ qua các ý kiến không cần thiết và chỉ chú ý vào những gì bạn muốn cho cuộc đời mình.
Làm sao để chặn đứng âm thanh gây sao lãng và chú tâm vào bản thân
Nếu lướt qua các trang mạng xã hội chỉ khiến bạn thất vọng, lo lắng và đầy thiếu sót, hoặc khi bạn đã mệt mỏi với những góp ý "đầy giúp ích" người khác áp đặt vào bạn và cuộc sống bạn, thì các cách sau đây có thể giúp bạn thay đổi quan điểm và hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai.
Lập một lộ trình rõ ràng dẫn đường cho cuộc đời bạn
Để có thể trở nên tự tin hơn với quyết định của mình và trở nên đủ mạnh mẽ để bỏ qua những gì người khác nói, bạn cần tạo ra lộ trình đến nơi bạn muốn đến và làm sao để bạn tới được đó. Như vậy sẽ giúp bạn vững chãi và giảm thiểu lo lắng. Nhờ cách này, bạn sẽ bớt quan tâm đến những gì người khác làm, hay những gì họ nghĩ về bạn.
Bạn cũng có thể lập ra một danh sách mục đích của mình, ghi chú tình hình hiện tại của bạn đối với những mục đích đó (đừng đánh giá chính mình hà khắc, tiêu cực), và sắp xếp kế hoạch hành động ngay thời điểm đó làm sao để bạn có thể đạt được mục tiêu mong muốn. Bạn có thể tạo ra kế hoạch cho một tuần, hay một năm - làm sao để bạn thấy thoải mái và phù hợp với dự án ấy - như vậy bạn sẽ khởi đầu với thật nhiều động lực.
Thực hiện một số cải thiện bản thân toàn diện
Cải thiện bản thân là một cách tuyệt vời để tập trung vào chính mình, nhưng chúng ta thường chỉ cản thiện bản thân khi gặp khó khăn trong những mặt nhất định của cuộc sống. Ví dụ, nếu ta muốn thay đổi tích cực tình hình sức khỏe, ta bắt đầu ăn uống lành mạnh hơn và tập luyện chăm chỉ hơn.
Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào một vấn đề, thì ta sẽ dễ bỏ quên những mặt quan trọng khác như công việc, học tập hay mối quan hệ. Nếu phát triển đều nhiều mặt, ta sẽ củng cố được giá trị cá nhân đa diện và niềm tin vào bản thân, nhờ đó ngăn ta cảm thấy thiếu sót cũng như ngăn ta không so sánh một mặt nào đó cuộc sống với cuộc sống của ai khác.
Lập ra một danh sách khác về cách bạn có thể phát triển mỗi khía cạnh trong cuộc sống bạn - chẳng hạn như học kĩ năng mới cho công việc mơ ước, một lịch trình luyện tập để trở nên dẻo dai hơn hay phát triển kĩ năng giao tiếp để dễ dàng kết bạn hơn. Chia nhỏ thời gian của bạn cho mỗi mặt và bạn sẽ sớm cải thiện sự tự tin với chính mình, cũng như định hướng được cuộc sống bạn sau này.
Hãy nhớ rằng, mọi chuyện đều cần thời gian để có thể thấy được kết quả
Chúng ta thường nghĩ rằng một số lý tưởng sống nhất định phải xảy ra vào thời điểm nhất định, nhưng không phải lúc nào cũng vậy (đây cũng là lúc tình trạng "tự so sánh" trầm trọng nhất!). Hãy cố gắng đừng nghĩ quá nhiều về khung thời gian cố định nào đó và hiểu rằng bạn đang đi trên con đường dẫn đến nơi bạn mong muốn.
Ai cũng đi theo con đường riêng của mình với tốc độ khác nhau, và điều đó không sao cả. Hãy bình tĩnh ở vị trí hiện tại, tìm kiếm mọi lý do bạn có thể để thấy trân trọng cuộc sống hơn, bất kể những thành công bạn đang có nhỏ bé thế nào, và tin rằng bạn sẽ đạt được những ước mơ to lớn, tốt đẹp hơn vào đúng thời điểm của mình - thời điểm phù hợp nhất cho bạn, và không một ai khác.
- MẸO SỐNG
Nhận xét
Đăng nhận xét