Chuyển đến nội dung chính

Nguyên tắc phân bổ tiền lương của hai nữ triệu phú 30 tuổi

Đôi bạn thân Swati Sehgal và Riddhi Jain có triệu USD ở tuổi 30 nhờ tuân thủ nguyên tắc "trả tiền cho bản thân trước" mỗi khi có lương.

Swati Sehgal và Riddhi Jain là dân nhập cư vào Mỹ, gặp nhau vào năm thứ nhất đại học và trở thành bạn cùng phòng ngay năm sau đó. Cả hai đã chia sẻ với nhau rất nhiều điều từ tài chính, mục tiêu, sự nghiệp và cách họ có thể thành công trong những lĩnh vực này. Tình bạn keo sơn này kéo dài 10 năm. Đến nay, hai người còn chia sẻ nhiều hơn về sự nghiệp trong công ty, cộng đồng tài chính cá nhân và cùng nhau phát triển trang web về cách tự thân quản lý dòng tiền. Cả hai đều trở thành triệu phú khi bước sang tuổi 30.

Sehgal và Jain cho rằng, trở thành triệu phú không phải là một mục tiêu khó. Hiểu đơn giản đây chỉ là mục tiêu có một số tiền nhất định ở một độ tuổi nhất định. Đây là kết quả của nhiều năm quản lý tài chính nhất quán và có chủ đích.

Sehgal nói: "Tôi ghét việc bản thân luôn cảm thấy không thể làm hoặc mua thứ gì đó mình mong muốn. Tôi thà cắt giảm chi tiêu ở những hoạt động có thể và dồn sức làm việc để hướng tới mục tiêu đó".

Cách suy nghĩ này bao trùm gần như toàn bộ chiến lược tài chính của đôi bạn thân. Họ nhất quán trong việc phải "trả tiền cho bản thân trước" - tức tự động trích một khoản tiết kiệm từ tiền lương tại thời điểm nhận được. Vì các khoản này sẽ được chuyển sang tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư của bản thân, nên "bản thân được trả tiền trước".

Swati Sehgal và Riddhi Jain chụp ảnh cùng nhau trong một chuyến du lịch. Ảnh: Nhân vật cung cấp cho Business Insider

Swati Sehgal và Riddhi Jain chụp ảnh cùng nhau trong một chuyến du lịch. Ảnh: Nhân vật cung cấp cho Business Insider

Sau đây là những nguyên tắc giúp hai người phụ nữ 30 tuổi gia tăng giá trị tài sản ròng của họ lên hơn một triệu USD.
Xây dựng quỹ khẩn cấp

Kể từ thời điểm nhận khoản tiền lương đầu tiên, Sehgal và Jain luôn dành phần lớn để tiết kiệm hoặc đầu tư cho tương lai. Chiến lược "trả tiền cho bản thân trước" khá phổ biến trong lĩnh vực tài chính cá nhân. Một số người thậm chí còn mặc định việc bỏ tiền vào quỹ khẩn cấp giống như phải trả một hóa đơn hoặc bất kỳ khoản chi phí nào khác.

Dựa trên thu nhập của mình, cả hai sẽ dành ra một khoản phù hợp mà họ cảm thấy thoải mái. Khoản này có tính đến các mục tiêu của bản thân và các chi phí khác. Ban đầu, hầu như toàn bộ số tiền này được dùng để xây dựng quỹ khẩn cấp.

Việc xây dựng nguồn tiết kiệm này rất quan trọng với cả hai người phụ nữ trong việc tiến đến sự thịnh vượng bền vững. Quỹ khẩn cấp sẽ đảm bảo họ không bao giờ rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất nếu xảy ra điều gì cực đoan, chẳng hạn như mất việc.

Sehgal nói: "Về cơ bản tôi đã tiết kiệm được 12 tháng, và nếu tôi phải sử dụng nó, tôi sẽ nạp tiền lại đúng mức đã dùng". Cô ấy giữ các khoản chi tiêu trị giá 6 tháng trong một tài khoản tiết kiệm và nửa còn lại đầu tư, vì bản thân Sehgal không bao giờ cần khoản tiết kiệm có giá trị hơn nửa năm cùng một lúc.

Đầu tư liên tục kể từ khi đi làm

Sehgal giải thích: "Khi tôi mới bắt đầu kiếm tiền, số tiền 'trả cho bản thân trước' sẽ gần như hoàn toàn dành cho quỹ khẩn cấp, chỉ một tỷ lệ nhỏ cho các khoản đầu tư. Và khi quỹ khẩn cấp của tôi đạt đến hạn mức đề ra, tất cả khoản tiền về sau được chuyển sang đầu tư".

Cả hai đều thừa nhận sức mạnh của đầu tư khi nói đến thịnh vượng bền vững và coi đó như một công cụ giúp đẩy nhanh tốc độ để họ có thể đạt được mục tiêu của mình. Jain nói: "Khi tôi hiểu hơn về đầu tư, tôi không thể tin rằng ở trường trung học không ai nói với mình về công cụ này".

Hai cô gái ưu tiên đổ tiền vào quỹ hưu trí, sau đó chủ yếu đầu tư vào các quỹ chỉ số chi phí thấp. Riêng Sehgal dành khoảng 5% thu nhập của mình cho các cổ phiếu riêng lẻ.

Các khoản đóng góp đầu tư luôn được phân bổ đều đặn, nhưng họ không tập trung vào việc luôn đầu tư một số tiền cụ thể hàng tháng. Ví dụ, nếu một trong hai người phải sử dụng quỹ khẩn cấp của mình, họ có thể đầu tư ít hơn.

"Trong đầu tư, tôi nghĩ rằng sự nhất quán thực sự là một chìa khóa. Điều quan trọng không phải là số tiền bạn bỏ vào, mà bạn luôn tuân thủ việc rót tiền cho đầu tư đều đặn", Sehgal nhấn mạnh.

Thanh toán hóa đơn đúng hạn và dùng thẻ có chiến lược

Sau khi dành tiền cho đầu tư và tiết kiệm, họ cũng phải trả các hóa đơn và các chi phí khác trong cuộc sống hàng ngày. Để làm điều này theo cách đơn giản nhất, Sehgal và Jain tự động hóa tất cả hóa đơn của mình. Điều này đảm bảo cả hai luôn thanh toán đầy đủ hàng tháng và không phát sinh bất kỳ khoản nợ nào.

Sehgal nói: "Tôi nghĩ rằng cả hai chúng tôi đều may mắn khi bắt đầu với phương châm: tốt nghiệp đại học mà không có bất kỳ khoản nợ nào". Phương châm này tiếp tục được vận dụng đến nay. Jain khẳng định, họ luôn cố gắng không mắc bất kỳ khoản nợ thẻ tín dụng nào ngay từ đầu.

Nhưng thay vì từ bỏ hoàn toàn thẻ tín dụng, họ sử dụng chúng sao cho có lợi nhất. Để tránh bất kỳ hậu quả tiêu cực nào, Sehgal và Jain luôn trả hết thẻ hàng tháng và chỉ mua những thứ đáng mua. Họ cũng tự động hóa nhiều khoản thanh toán thẻ của mình.

Để tối đa hóa lợi ích, hai cô gái luôn chú ý đến các tin tức và dịch vụ về thẻ tín dụng, đặc biệt là tìm kiếm các thẻ có phần thưởng giới thiệu tốt và các chương trình khuyến mãi để giúp họ tiết kiệm nhiều tiền hơn nữa. Cả hai đặc biệt thích sử dụng thẻ có phần thưởng về du lịch.

Thoải mái tiêu tiền còn dư

Sau khi tiết kiệm, đầu tư và thanh toán tất cả hóa đơn của mình, Sehgal và Jain cho biết họ luôn "tự hào" khi tiêu sạch khoản tiền còn lại một cách thoải mái. "Chúng tôi không lập ngân sách mỗi ngày. Số tiền còn lại sau cùng được cả hai dùng", Jain nói.

Ví dụ, cô thích đi du lịch với vé máy bay hạng nhất và ở trong những khách sạn sang trọng. Jain không cảm thấy xấu hổ với bản thân sau khi đã dành đủ tiền tiết kiệm, đầu tư, thanh toán hóa đơn và chi phí.

Về việc này, Sehgal lưu ý: "Không chỉ tìm kiếm sự giàu có, chúng tôi còn muốn tận hưởng cuộc sống".

Tất Đạt (theo Business Insider)

    Nhận xét

    Bài Đăng Mới Nhất

    Recent Posts Widget

    BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN TỪ BLOG NÀY

    Mọi sai lầm đều phải trả giá, đó là quy luật bất hủ

     SAI LẦM CỦA QUAN VŨ? Người ta thường lấy thất bại Kinh châu sụp đổ, Phàn thành thất thủ mà quy kết hết trách nhiệm cho Quan Vũ, vì háo danh, tự phụ, kiêu ngạo, khinh suất? Có hàng trăm kiểu đổ lỗi theo kiểu lấy kết quả luận nguyên nhân này.  Nhưng có điều, đã xét lịch sử thì phải xét luôn bối cảnh. Trên đời không có ai biết rõ sẽ thất bại mà vẫn lao đầu vô, biết chết lại đi tìm nghĩa địa. Mỗi toan tính của chúng ta khi đưa ra có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Quan Vũ là đại soái, vai trò tấn công và trấn thủ luôn là sự tồn vong cho vận mệnh Kinh châu nói riêng và kế hoạch chấn hưng Đại Hán nói chung. Lẽ tất yếu, Vũ không thể chỉ vì thành bại cá nhân mà hồ đồ đem quân Bắc tiến.  Có một chi tiết mà người đọc ít lưu tâm, Tào Nhân đã nhận sắc lệnh "ban đầu. Tào Nhân thảo phạt Quan Vũ, đóng đồn ở Phàn Thành. Cùng tháng, sai Nhân vây Uyển (Tam Quốc Chí - Vũ đế kỷ).  Ta có thể thấy rõ mấu chốt này, chữ "thảo phạt" tức là Tào Nhân đã tấn công trước, và Vũ đời

    Brand Extension: Chiến lược mở rộng thương hiệu là gì?

    Brand Extension là gì? Ưu nhược điểm của chiến lược mở rộng thương hiệu? Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về khái niệm Marketing này thông qua case study từ những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Hẳn các bạn còn nhớ bộ phim  “A Star is Born”  từng khuynh đảo rạp chiếu bóng Việt Nam cách đây 1 năm chứ? Điều khiến tôi ngạc nhiên trong bộ phim này, đó chính là bước chuyển mình hết sức ngoạn mục của Lady Gaga. Từ một nữ ca sỹ nổi tiếng, Gaga thể hiện mình là ngôi sao sáng giá trong làng điện ảnh, có khả năng tiến sâu trong sự nghiệp diễn xuất. Trường hợp của Lady Gaga khiến tôi hình dung về cách mà các thương hiệu toàn cầu mở rộng phạm vi kinh doanh của mình bằng Brand Extension – chiến lược mở rộng thương hiệu. Có thể coi đây là cách đi nhanh nhất để đánh chiếm thị phần và nâng tầm giá trị brand. Vậy  Brand  Extension là gì? Ưu nhược điểm của chiến lược mở rộng thương hiệu? Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về khái niệm  Marketing  này thông qua  case study  từ những thương hiệu nổi tiếng trên thế giớ

    TÌNH THƯƠNG BỀN VỮNG

    TÌNH THƯƠNG BỀN VỮNG Hai vợ chồng chỉ biết có nhau, chỉ lo cho nhau, một thời gian sẽ bỏ nhau. Đó là cái nguyên tắc tương tác của tâm lý đóng kín.  Nên việc nói bỏ hết tất cả để về ở một mái lều tranh hai trái tim vàng, ít bữa bỏ nhau liền, đó là nguyên tắc tâm lý tương tác khép kín, sẽ đổ vỡ.  Cho nên để ta thương nhau, tay nắm tay trên địa cầu, ta cần một đối tượng thứ 3. Để hai người thương nhau thì đừng khờ dại chỉ có hai người thương nhau, mà cần phải có đối tượng thứ 3 xuất hiện. Có vợ bé à? Không phải. Ta tạo một lý tưởng – yếu tố thứ 3 trong tình yêu thương của hai người. Như người xưa nói vậy, yêu nhau không phải ngồi nhìn nhau mà cùng nhìn về một hướng.  Cái hướng đó là gì? Là lý tưởng cao đẹp. Khi ta có yếu tố thứ 3 này tự nhiên ta yêu thương nhau nhiều hơn, bền vững hơn. Chứ không phải anh thương em, em thương anh, anh thương em, em thương anh, ít bữa chửi nhau liền, phiền trách nhau, giận hờn nhau, căm thù nhau, chia tay nhau...

    Tôi cũng không ngừng nghĩ về việc mua nhà, nhưng tôi chưa muốn làm điều đó - ít nhất là cho đến bây giờ.

      3 lý do khiến tôi phớt lờ lời khuyên của các chuyên gia tài chính và không mua nhà Tôi cũng không ngừng nghĩ về việc mua nhà, nhưng tôi chưa muốn làm điều đó - ít nhất là cho đến bây giờ. Trong năm ngoái có rất nhiều người bạn của tôi quyết định mua nhà. Tôi đã quan sát toàn bộ quá trình tìm nhà môi giới bất động sản, thế chấp và chi trả các chi phí liên quan cho ngôi nhà đầu tiên của họ. Tôi cũng không ngừng nghĩ về việc mua nhà, nhưng tôi chưa muốn làm điều đó - ít nhất là cho đến bây giờ. Ở độ tuổi này tôi cảm thấy vui vẻ khi ở một căn nhà thuê vì tôi có thể linh hoạt trong việc đóng gói đồ đạc và chuyến sang một một căn hộ mới nếu tôi muốn sống tại thành phố khác. Tôi cũng có thể tập trung vào mục tiêu tài chính (từ việc gửi tài khoản hưu trí cho đến đầu tư các dự án lành mạnh) đây là lý do khiến tôi không muốn dùng số tiền của mình cho việc mua nhà, thế chấp và các chi trả cho các chi phí khác đi kèm ngôi nhà. Mặc dù tôi xác định rằng mình không muốn mua một căn nhà trong thời đ

    Trận đấu blackjack vĩ đại giữa sòng bạc Las Vegas và đội quân đếm bài

    Các biện pháp áp chế bao gồm xáo bài khi chơi được nửa ván hoặc ít hơn. Điều này không chỉ giới hạn cơ hội tạo lợi thế khoản đặt cược của người đếm bài, mà còn gây thiệt hại cho sòng bạc vì tiến độ trò chơi chậm lại, rút tiền từ túi người chơi bình thường chậm hơn và làm giảm lợi nhuận của sòng bạc. Nếu người ta so sánh một sòng bạc với một lò giết mổ xử lý những người chơi, thì càng nhiều thời gian xáo bài, hiệu quả sử dụng nhà máy càng kém. “Gian lận, mặt khác, không chỉ kiếm tiền nhanh hơn mà còn có thể thu được lợi nhuận mà nhà cái hiếm khi bỏ qua. Tôi nhìn thấy điều này xảy ra một đêm khi tôi bước vào sản khách sạn sòng bạc Las Vegas Strip vào khoảng 10 giờ. Louis Prima, một nhạc sĩ nổi tiếng vào thời đại đó, và ca sĩ chính của ông, người vợ mới Gia Maione, đang biểu diễn, và các bàn blackjack kế đó đã phủ kín người, với hàng chục người chơi đang chờ tới lượt. Tôi đến chơi blackjack và khi kiểm tra tất cả các bàn, hy vọng có được một chỗ ngồi, tôi để ý thấy người chơi mỗi bàn mất

    Bạn có biết câu tiếng Anh nào khi dịch ra lại hay đến mức lay động con tim không?

     Bạn có biết câu tiếng Anh nào khi dịch ra lại hay đến mức lay động con tim không? 1. You look at a star for two reasons, because it is luminous, and because it is impenetrable. Người ngắm vì sao là bởi hai lý do, bởi vì nó lấp lánh, cũng bởi vì nó không thể chạm tới. 2. You are the last rose in my barren land. Người là đóa hoa cuối cùng trên mảnh đất cằn cỗi của tôi. 3. The world is dull, but it has you. Thế gian vô vị, nhưng nó lại có em. 4. I’ve been looking for the spring of my life, you just smile. Tôi vốn tìm kiếm mùa xuân của đời mình, cho đến khi em tình cờ cười lên. 5. The world is dark,and then you come, with the stars and the moon. Thế giới này vốn tăm tối, cho đến khi người xuất hiện, mang đến cùng trăng sao. 6. The sun won’t run to you, the moon won’t, the stars won’t, but I shall. Mặt trời sẽ không đến vì em, mặt trăng không, các ngôi sao kia cũng sẽ không, nhưng anh thì sẽ. 7. If you shed for stears when you miss the sun, you also miss the stars. Đừng khóc vì bỏ lỡ hoàng

    Tiêu chuẩn phán đoán một người có thể nên nghiệp lớn hay không của doanh nhân nổi tiếng Inamori Kazuo: Nhân cách và dám nói dám làm

    Những người may mắn và những người giàu có không chỉ có khả năng vượt trội, họ còn có sự nhiệt huyết và lòng dũng cảm không sợ hãi, đây là lý do cơ bản dẫn đến thành công của một người. Kazuo Inamori đã đề cập trong một bài phát biểu rằng: "Nhân cách có cao thượng tới đâu, theo thời gian rồi cũng có sự thay đổi, vì vậy, nhất định phải tìm những người có nhân cách ổn định, không dễ dàng bị lay động làm lãnh đạo. Dù rất có năng lực, rất tài giỏi, nhưng nếu nhân phẩm không tốt, sự ngạo mạn sẽ sản sinh, vậy thì kết quả chắc chắn không tốt." Có thể nói vận may và phẩm cách của một người có liên quan, nếu một người chỉ nỗ lực, nhưng phẩm đức không đủ, vậy thì dù có cố gắng tới đâu cũng sẽ không có được vận may. Phán đoán một người có nên được nghiệp lớn hay không, có xứng đáng để tin tưởng hay không, tiêu chuẩn phán định đầu tiên không phải là sự chăm chỉ hay năng lực, mà phải nhìn vào 3 điểm của họ: tri thức, kiến thức và đảm thức. Kazuo Inamori, nhà kinh doanh đồng thời là người

    Đọc được câu này rất hay, muốn chia sẻ với bạn:

     Đọc được câu này rất hay, muốn chia sẻ với bạn: “Khi trời giông bão, làm người lớn Nắng vàng, hoa nở, làm trẻ thơ" Có lẽ, thái độ tốt nhất với cuộc sống là linh hoạt, vừa mạnh mẽ khéo léo để vượt qua những sóng gió, lại vẫn lương thiện hồn nhiên để yêu thương cuộc đời. Chúng ta thường bảo trưởng thành là phải bày ra bộ mặt này bộ dạng kia, nhưng thực ra tất cả chỉ là những lựa chọn linh hoạt để cuộc sống suôn sẻ hơn mà thôi. Chúc cho bạn, vượt qua giông bão, quay đầu vẫn là trẻ thơ!

    Kỹ năng lập kế hoạch: Vai trò, phương pháp, quy trình lập kế hoạch

      Kỹ năng lập kế hoạch: Vai trò, phương pháp, quy trình lập kế hoạch Bạn có quá nhiều việc phải làm trong một ngày, có nhiều dự định cho tương lai khiến bạn không thể lựa chọn hay sắp xếp được mọi thứ. Việc lập kế hoạch sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề đó. Lập kế hoạch giúp cuộc sống trở nên có thứ tự hơn, giúp cho công việc được giải quyết theo mức độ từ quan trọng nhất đến bình thường. Là đó là một kỹ năng cần thiết với cuộc sống. Cùng tìm hiểu vai trò, phương pháp và quy trình lập kế hoạch nhé. I. Kỹ năng lập kế hoạch là gì? 1. Khái niệm Kỹ năng lập kế hoạch  là kỹ năng sắp xếp mọi công việc theo mức độ gắn trong một khoảng thời gian nhất định. Kỹ năng này nhằm mục đích giúp cá nhân, tổ chức dễ dàng kiểm soát được thời gian và hiệu quả công việc. Kỹ năng lập kế hoạch được xem là một trong những kỹ năng mềm cần thiết trong công việc và cuộc sống thường ngày. Tìm việc làm ,  tuyển dụng Marketing  có thể bạn quan tâm: -  Nhân viên SEO -  Nhân viên Digital Marketing - Nhân viê

    CON TRẺ VÀ TIẾNG ANH THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ SỐ HIỆN NAY

     CON TRẺ VÀ TIẾNG ANH THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ SỐ HIỆN NAY Hôm qua tới thăm nhà chị gái, thấy hai đứa cháu một 4 tuổi, một 7 tuổi đang say sưa với cái hình điện thoại trên tay, vừa chơi vừa bắn tiếng Tây loạn xạ. Không bài trừ công nghệ nhưng chúa ghét hình ảnh lũ trẻ thời nay cứ cắm mặt vào điện thoại, trẻ con thì phải được tắm mưa, chơi trốn tìm xì cứu, đá banh um xùm chứ cứ chăm chăm nhìn vào màn hình điện thoại thì hỏng bét, rồi mất hết kỹ năng xã hội, tương tác với gia đình nên mình phàn nàn luôn: “Mấy đứa lại chơi game ấy hả, tại sao không lấy đồ chơi chơi cùng nhau? Mẹ cho mấy đứa chơi game trên điện thoại vậy à? Hai đứa nhỏ nhìn rồi bật cười khanh khách: “Cháu đang học tiếng Anh”. Tôi thấy ngờ vực lắm, học gì mà âm thanh, hình ảnh, nhạc nhẽo sống động, rồi đứa nào đứa nấy cũng cười nói hăng say như vậy? Tôi nhớ hè năm ngoái về dạy tiếng Anh cho hai cháu đứa nào đứa nấy ngáp ngắn ngáp dài chứ đâu có thích? Thấy ông cậu gắt gỏng quá nên chúng nó kéo lại gần, vừa thao tác trên máy, vừa