Chuyển đến nội dung chính

Tỷ phú Đài Loan với triết lý kinh doanh đủng đỉnh lạ thường

 

Tỷ phú Đài Loan với triết lý kinh doanh đủng đỉnh lạ thường tiết lộ 3 từ khiến ông quyết định chọn Việt Nam để đầu tư lớn

Tháng 6/2015, công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam đã nhận được Giấy chứng nhận đầu tư để xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm xơ tổng hợp polyester tại Khu công nghiệp đô thị Bàu Bàng (huyện Bàu Bàng, Bình Dương) có diện tích 99 ha với số vốn đăng ký đầu tư giai đoạn I là 274 triệu USD.

Đây là nhà máy lớn thứ 3 trên thế giới sau nhà máy tại Trung Quốc và Đài Loan của Tập đoàn Far Eastern Group có quy mô toàn cầu của Đài Loan với 10 ngành nghề đầu tư hiện nay.

Chỉ một năm sau đó, vào tháng 10/2016, đích thân chủ tịch tập đoàn là ông Douglas Hsu đã sang Việt Nam và đến Bình Dương để tìm hiểu các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh nhằm mở rộng quy mô hoạt động tại địa phương này với định hướng sản xuất những sản phẩm thông minh thuộc các lĩnh vực may mặc và linh kiện điện tử.

Và gần đây nhất, vào ngày 21/5/2021, công ty TNHH Polytex Far Eastern đã đón Giấy chứng nhận điều chỉnh tăng thêm 610 triệu đô la Mỹ để mở rộng năng lực sản xuất các sản phẩm xơ tổng hợp polyester, sản phẩm kéo sợi cotton.

Như vậy, kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư cách đây 6 năm với số vốn đăng ký ban đầu chưa tới 300 triệu USD, sau hai lần điều chỉnh tăng vốn, đến nay tập đoàn Far Eastern Group đã nâng tổng vốn đầu tư vào khu sản xuất của mình ở tỉnh Bình Dương lên đến 1,37 tỷ đô la.

Tỷ phú Đài Loan với triết lý kinh doanh đủng đỉnh lạ thường tiết lộ 3 từ khiến ông quyết định chọn Việt Nam để đầu tư lớn - Ảnh 1.

Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam có trụ sở tại tỉnh Bình Dương là thành viên của Tập đoàn Far Eastern Group Đài Loan (Ảnh: E-Invoice)

Là một trong những dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành công nghiệp dệt may có quy mô lớn của tập đoàn Far Eastern đầu tư vào Việt Nam, hiện công ty có hơn 2.000 chuyên gia, công nhân, người lao động được đào tạo và có tay nghề đáp ứng nhu cầu sử dụng các thiết bị, công nghệ hiện đại trong chiến lược ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại trong phát triển sản xuất kinh doanh của công ty này.

Tại Việt Nam, bên cạnh công ty Polytex Far Eastern, tập đoàn Far Eastern Group còn sở hữu 2 công ty khác là Công ty TNHH Apparel Far Eastern có trụ sở tại tỉnh Bình Dương và Công ty TNHH New Apparel Far Eastern có trụ sở tại tỉnh Bình Phước chuyên sản xuất, gia công hàng may mặc xuất khẩu.

"Sau nhiều năm khảo sát ở các nước, Tập đoàn chúng tôi quyết định chọn Bình Dương và Bình Phước để đầu tư và sẽ xây dựng các nhà máy hiện đại nhất Việt Nam", ông Douglas Hsu, Tổng GĐ Tập đoàn Far Eastern Group nói, và nhấn mạnh rằng, Việt Nam luôn là điểm đến ổn định, lý tưởng và phát triển.

Làm giàu bằng tư duy "chậm mà chắc"

Tập đoàn Far Eastern có giá trị thương hiệu hơn 85 tỷ USD, hoạt động với 10 ngành nghề kinh doanh chính và hơn 200 công ty cùng hơn 80.000 nhân viên tại 10 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với những thị trường chính như Trung Quốc, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Hong Kong, Nhật Bản và Mỹ. Toàn bộ "cỗ máy khổng lồ" này được vận hành dưới bàn tay chỉ huy tài ba của ông Douglas Hsu, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn.

Đây chính là nhân vật đứng đầu danh sách gồm 12 doanh nhân và tổ chức xuất sắc của Đài Loan được vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng tinh thần doanh nhân châu Á – Thái Bình Dương 2019 (Asia Pacific Entrepreneurship Awards 2019 – APEA 2019) với giải thưởng Thành tựu Đặc biệt (Special Achievement Award). Còn trên bảng xếp hạng 50 người giàu nhất Đài Loan năm 2021 do tạp chí Forbes công bố thì vị tỷ phú 79 tuổi này xếp thứ 16 với khối tài sản ròng 2,5 tỷ USD.

Khi được hỏi bí quyết đã giúp ông thành công trong hơn 20 năm chèo lái tập đoàn qua nhiều giai đoạn thăng trầm, người đàn ông này chỉ dùng đúng một câu nói thể hiện tư duy quản trị của mình, đó là: "Duy trì sự bền vững".

Ông Douglas Hsu khởi đầu sự nghiệp chuyên môn của mình tại ngân hàng Citibank ở thành phố New York (Mỹ) trước khi trở về Đài Loan và gia nhập Far Eastern Group vào năm 1971. 8 năm sau đó, ở tuổi 38, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch công ty Far Eastern Textiles như là một bước đệm để tôi luyện nhằm chuẩn bị cho việc tiếp quản tập đoàn về sau.

Con đường học vấn "đậm chất Mỹ" của ông với tấm bằng cử nhân và thạc sĩ của Đại học Notre Dame, bang Indiana (Mỹ) và chương trình sau đại học chuyên ngành kinh tế tại Đại học Columbia (Mỹ) đã thể hiện rõ điều đó. Ngoài ra, ông còn được trao bằng tiến sĩ danh dự về quản lý của Đại học Quốc gia Chiao Tung (Đài Loan) vào năm 2002.

Một trong những sở thích của ông Douglas Hsu khi còn trẻ chính là lặn biển, một hoạt động thể thao đòi hỏi sự tập trung và thận trọng ở mức cao độ cùng với những nguyên tắc đảm bảo an toàn ở mức cao nhất. Và vì vậy, như ông từng tiết lộ, việc định hướng và dẫn dắt một tập đoàn với hơn 230 công ty con và 50.000 nhân viên không khác gì việc lặn xuống một vùng nước đen kịt sâu hun hút tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường mà bản thân ông phải nỗ lực để có thể vượt qua.

Điều này là có thật khi trong quá khứ, công ty viễn thông FarEasTone, một thành viên của tập đoàn Far East Group, đã từ lâu vẫn chỉ mãi dẫm chân ở vị trí thứ 3 trong ngành công nghiệp viễn thông của xứ Đài với con số khách hàng lẫn lợi nhuận ở mức khiêm tốn. Các nền tảng kinh doanh khác của ông Douglas Hsu cũng đã từng phải rơi vào tình trạng "trầy trật" bởi luôn phải đứng ở vị trí "hít khói" khi so sánh với những đối thủ khác trong cùng lĩnh vực.

Nhiều nhà quan sát trong lĩnh vực kinh tế có hiểu biết về cấu trúc vận hành doanh nghiệp của Far Eastern Group đều có chung nhận xét rằng, tập đoàn này chưa bao giờ sẵn sàng đón nhận rủi ro trong công việc làm ăn của mình. Theo đó, hầu hết các công ty thành viên đều không hề vội vã với phương án "đánh nhanh, thắng nhanh" như các doanh nghiệp khác thường làm mà luôn duy trì thực hiện chiến lược "đi chậm lượm hoa rơi". Hay nói một cách hình tượng thì Far Eastern Group không khác gì một cậu học sinh xếp đâu đó ở lưng chừng chứ không thuộc nhóm đầu hay nhóm cuối của lớp học.

Chẳng hạn như, trong lĩnh vực kinh doanh chuỗi cửa hàng, họ chưa bao giờ vượt qua được tập đoàn Shin Kong đầy tiếng tăm ở Đài Loan. Với lĩnh vực viễn thông như đã đề cập ở trên, họ cũng luôn đứng sau lưng công ty di động Taiwan Mobile; còn khi nhắc đến việc kinh Doanh chuỗi siêu thị thì Far East Group còn lâu mới đứng chung hàng với "vua siêu thị" RT Mart.

Vậy nên câu hỏi đặt ra là, tại sao các doanh nghiệp khác không ngừng khuếch trương quy mô kinh doanh của mình càng nhanh càng tốt trong khi ông Douglas Hsu lại không hề tỏ ra vội vã hay sốt ruột gì cả?

"Tôi chỉ muốn được ngủ thật ngon mỗi đêm", ông chủ của tập đoàn Far Eastern Group chỉ trả lời một cách đơn giản như vậy khi được thời báo kinh doanh CommonWealth đặt câu hỏi trong một lần phỏng vấn.

"Nhiều người thường bảo rằng, tôi là một kẻ bảo thủ. Và rằng, tại sao tôi không chạy thật nhanh để có thể nhân đôi, nhân ba phạm vi kinh doanh của mình. Câu trả lời là: Giá trị cổ phiếu tăng cao không phải là ưu tiên cao nhất của tôi. Tính bền vững mới là mục tiêu lâu dài mà tôi hướng tới", ông Douglas Hsu nhấn mạnh.

Tỷ phú Đài Loan với triết lý kinh doanh đủng đỉnh lạ thường tiết lộ 3 từ khiến ông quyết định chọn Việt Nam để đầu tư lớn - Ảnh 2.

"Tính bền vững và đổi mới là chìa khóa của sự thành công lâu dài"

Thận trọng là một trong những đức tính đã được hun đúc thành truyền thống của Far Eastern Group. Nó luôn chảy trong huyết mạch của tập đoàn này ngay từ những ngày đầu khi vừa được lập nên bởi nhà sáng lập Yu-Ziang Hsu vào năm 1940 ở Trung Quốc, và sau này được con trai là Douglas Hsu kế thừa cùng với "gia vị" đậm kiểu Mỹ mang tên "sự đổi mới".

"Đổi mới khoa học và công nghệ tạo ra cơ hội kinh doanh, cũng như sức cạnh tranh toàn cầu. Khi mô hình tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh đang thay đổi, thì chúng ta buộc phải kiên trì đổi mới và phát triển để duy trì sự tồn tại của mình. Các công ty do chúng tôi sở hữu không còn có thể hoạt động như một thực thể độc lập. Tình hình sẽ còn phức tạp và thách thức hơn nữa với sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT)", ông Douglas Tong Hsu nhận định

"Đế chế" sản xuất và kinh doanh vải, hóa sợi Far Eastern New Century lớn nhất châu Á do ông Douglas Hsu làm chủ đã thể hiện một cách sinh động tinh thần này. Đây là một doanh nghiệp thân thiện với môi trường thông qua thực hành tái chế bao bì rác thải nhựa (R-PET) trên toàn bộ dây chuyền sản xuất của mình.

Và trong khi nhiều nhãn hàng thời trang quốc tế vẫn đang ngụp lặn trong mớ bòng bong của những lời chỉ trích nặng nề vì lạm dụng hóa chất và tạo ra lượng rác thải nhựa cho môi trường thì doanh nghiệp của ông Douglas Hsu vẫn kiên trì với sứ mệnh của một "doanh nghiệp xanh" bằng cách nghiên cứu và phát triển các giải pháp sản xuất thân thiện với môi trường.

Tỷ phú Đài Loan với triết lý kinh doanh đủng đỉnh lạ thường tiết lộ 3 từ khiến ông quyết định chọn Việt Nam để đầu tư lớn - Ảnh 3.

"Trong thế giới đầy bất ổn và thay đổi nhanh đến chóng mặt này thì sáng tạo không còn là sự lựa chọn mà là con đường sống của chúng tôi", ông Douglas Hsu nói (Ảnh: APEA Asia)

Theo ông Douglas Hsu thì trong tương lai, nguyên liệu để làm ra sợi vải không nên chỉ dựa vào nguồn than đá, dầu mỏ hay khí đốt. Thay vào đó, nên lấy từ các nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên từ các loại cây trồng do con người trồng và chăm sóc để khai thác lấy sợi.

"Các doanh nghiệp cần nhận ra rằng, tính bền vững luôn là cách tiếp cận đúng đắn trong sản xuất kinh doanh", ông Douglas Hsu phát biểu.

Far Eastern New Century chính là doanh nghiệp tiên phong trong việc áp dụng các phương pháp mới để tái chế sản phẩm của mình để tạo thành nguyên liệu sản xuất cho công ty cũng như hợp tác với các hãng công nghệ của Mỹ để xây dựng nên hàng loạt công nghệ tạo ra sợi vải nhân tạo mà không phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu truyền thống là dầu mỏ.

Nhờ sự nỗ lực bền bỉ trong suốt thời gian dài, năm 2016, ông Douglas Hsu được lãnh đạo Đài Loan trao tặng Huân chương Ngôi sao rực rỡ với Grand Cordon (tạm dịch: Dải băng lớn) vì những đóng góp của ông cho Đài Loan. Ông cũng được đánh giá là một trong những chuyên gia xuất sắc về phát triển doanh nghiệp bền vững và được trao Giải thưởng doanh nghiệp bền vững Đài Loan năm 2018. Ngoài ra, ông còn được vinh danh trong danh sách Top 50 CEO xuất sắc nhất Đài Loan của tạp chí Harvard Business Review trong liên tiếp 2 năm 2016 và 2018.

Quý 2/2020, nền kinh tế toàn cầu bị đứng khựng lại do sự tấn công của đại dịch Covid-19 khiến hàng loạt nhà sản xuất hàng may mặc phải chịu tác động nặng nề với cơn khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử đến nỗi phải bán tống bán tháo tài sản để tránh bị vỡ nợ. Tập đoàn Far Eastern Group cũng không thể đứng ngoài tầm ảnh hưởng của đại dịch.

"Chúng tôi buộc phải điều chỉnh khá nhiều cho chiến lược phát triển của mình, đồng thời phải nhìn thế giới với một viễn cảnh mới", ông Douglas Hsu nói. "Chúng tôi đang sẵn sàng để bước vào cuộc chạy đua đường dài kể cả khi đại dịch chưa chịu chấm dứt vào cuối năm sau".

Tỷ phú Đài Loan với triết lý kinh doanh đủng đỉnh lạ thường tiết lộ 3 từ khiến ông quyết định chọn Việt Nam để đầu tư lớn - Ảnh 4.

Tuy nhiên, vị chủ tịch tỷ phú này tỏ vẻ lạc quan khi nhìn thấy các cơ sở của mình ở Trung Quốc, Việt Nam, các nước Đông Nam Á "và nhiều nơi khác nữa" vẫn đang vận hành tốt trong tình hình dịch bệnh khó khăn hiện nay.

"Chúng tôi có thể không có tất cả các câu trả lời cho những gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng một điều tôi chắc chắn sẽ không thay đổi là Tập đoàn sẽ tuân thủ các giá trị cốt lõi của mình bằng cách thích ứng với các xu hướng mới, theo kịp và đối phó có hiệu quả các thách thức mới nhất, từ đó tạo ra động lực mới cho tăng trưởng và biến Tập đoàn thành mô hình của một doanh nghiệp toàn cầu hàng đầu", ông Douglas Tong Hsu nhấn mạnh trong một lần tiếp xúc với báo giới gần đây.

Theo Doanh nghiệp và tiếp thị


Nhận xét

Bài Đăng Mới Nhất

Recent Posts Widget

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN TỪ BLOG NÀY

Mọi sai lầm đều phải trả giá, đó là quy luật bất hủ

 SAI LẦM CỦA QUAN VŨ? Người ta thường lấy thất bại Kinh châu sụp đổ, Phàn thành thất thủ mà quy kết hết trách nhiệm cho Quan Vũ, vì háo danh, tự phụ, kiêu ngạo, khinh suất? Có hàng trăm kiểu đổ lỗi theo kiểu lấy kết quả luận nguyên nhân này.  Nhưng có điều, đã xét lịch sử thì phải xét luôn bối cảnh. Trên đời không có ai biết rõ sẽ thất bại mà vẫn lao đầu vô, biết chết lại đi tìm nghĩa địa. Mỗi toan tính của chúng ta khi đưa ra có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Quan Vũ là đại soái, vai trò tấn công và trấn thủ luôn là sự tồn vong cho vận mệnh Kinh châu nói riêng và kế hoạch chấn hưng Đại Hán nói chung. Lẽ tất yếu, Vũ không thể chỉ vì thành bại cá nhân mà hồ đồ đem quân Bắc tiến.  Có một chi tiết mà người đọc ít lưu tâm, Tào Nhân đã nhận sắc lệnh "ban đầu. Tào Nhân thảo phạt Quan Vũ, đóng đồn ở Phàn Thành. Cùng tháng, sai Nhân vây Uyển (Tam Quốc Chí - Vũ đế kỷ).  Ta có thể thấy rõ mấu chốt này, chữ "thảo phạt" tức là Tào Nhân đã tấn công trước, và Vũ đời

Brand Extension: Chiến lược mở rộng thương hiệu là gì?

Brand Extension là gì? Ưu nhược điểm của chiến lược mở rộng thương hiệu? Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về khái niệm Marketing này thông qua case study từ những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Hẳn các bạn còn nhớ bộ phim  “A Star is Born”  từng khuynh đảo rạp chiếu bóng Việt Nam cách đây 1 năm chứ? Điều khiến tôi ngạc nhiên trong bộ phim này, đó chính là bước chuyển mình hết sức ngoạn mục của Lady Gaga. Từ một nữ ca sỹ nổi tiếng, Gaga thể hiện mình là ngôi sao sáng giá trong làng điện ảnh, có khả năng tiến sâu trong sự nghiệp diễn xuất. Trường hợp của Lady Gaga khiến tôi hình dung về cách mà các thương hiệu toàn cầu mở rộng phạm vi kinh doanh của mình bằng Brand Extension – chiến lược mở rộng thương hiệu. Có thể coi đây là cách đi nhanh nhất để đánh chiếm thị phần và nâng tầm giá trị brand. Vậy  Brand  Extension là gì? Ưu nhược điểm của chiến lược mở rộng thương hiệu? Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về khái niệm  Marketing  này thông qua  case study  từ những thương hiệu nổi tiếng trên thế giớ

TÌNH THƯƠNG BỀN VỮNG

TÌNH THƯƠNG BỀN VỮNG Hai vợ chồng chỉ biết có nhau, chỉ lo cho nhau, một thời gian sẽ bỏ nhau. Đó là cái nguyên tắc tương tác của tâm lý đóng kín.  Nên việc nói bỏ hết tất cả để về ở một mái lều tranh hai trái tim vàng, ít bữa bỏ nhau liền, đó là nguyên tắc tâm lý tương tác khép kín, sẽ đổ vỡ.  Cho nên để ta thương nhau, tay nắm tay trên địa cầu, ta cần một đối tượng thứ 3. Để hai người thương nhau thì đừng khờ dại chỉ có hai người thương nhau, mà cần phải có đối tượng thứ 3 xuất hiện. Có vợ bé à? Không phải. Ta tạo một lý tưởng – yếu tố thứ 3 trong tình yêu thương của hai người. Như người xưa nói vậy, yêu nhau không phải ngồi nhìn nhau mà cùng nhìn về một hướng.  Cái hướng đó là gì? Là lý tưởng cao đẹp. Khi ta có yếu tố thứ 3 này tự nhiên ta yêu thương nhau nhiều hơn, bền vững hơn. Chứ không phải anh thương em, em thương anh, anh thương em, em thương anh, ít bữa chửi nhau liền, phiền trách nhau, giận hờn nhau, căm thù nhau, chia tay nhau...

Tôi cũng không ngừng nghĩ về việc mua nhà, nhưng tôi chưa muốn làm điều đó - ít nhất là cho đến bây giờ.

  3 lý do khiến tôi phớt lờ lời khuyên của các chuyên gia tài chính và không mua nhà Tôi cũng không ngừng nghĩ về việc mua nhà, nhưng tôi chưa muốn làm điều đó - ít nhất là cho đến bây giờ. Trong năm ngoái có rất nhiều người bạn của tôi quyết định mua nhà. Tôi đã quan sát toàn bộ quá trình tìm nhà môi giới bất động sản, thế chấp và chi trả các chi phí liên quan cho ngôi nhà đầu tiên của họ. Tôi cũng không ngừng nghĩ về việc mua nhà, nhưng tôi chưa muốn làm điều đó - ít nhất là cho đến bây giờ. Ở độ tuổi này tôi cảm thấy vui vẻ khi ở một căn nhà thuê vì tôi có thể linh hoạt trong việc đóng gói đồ đạc và chuyến sang một một căn hộ mới nếu tôi muốn sống tại thành phố khác. Tôi cũng có thể tập trung vào mục tiêu tài chính (từ việc gửi tài khoản hưu trí cho đến đầu tư các dự án lành mạnh) đây là lý do khiến tôi không muốn dùng số tiền của mình cho việc mua nhà, thế chấp và các chi trả cho các chi phí khác đi kèm ngôi nhà. Mặc dù tôi xác định rằng mình không muốn mua một căn nhà trong thời đ

Trận đấu blackjack vĩ đại giữa sòng bạc Las Vegas và đội quân đếm bài

Các biện pháp áp chế bao gồm xáo bài khi chơi được nửa ván hoặc ít hơn. Điều này không chỉ giới hạn cơ hội tạo lợi thế khoản đặt cược của người đếm bài, mà còn gây thiệt hại cho sòng bạc vì tiến độ trò chơi chậm lại, rút tiền từ túi người chơi bình thường chậm hơn và làm giảm lợi nhuận của sòng bạc. Nếu người ta so sánh một sòng bạc với một lò giết mổ xử lý những người chơi, thì càng nhiều thời gian xáo bài, hiệu quả sử dụng nhà máy càng kém. “Gian lận, mặt khác, không chỉ kiếm tiền nhanh hơn mà còn có thể thu được lợi nhuận mà nhà cái hiếm khi bỏ qua. Tôi nhìn thấy điều này xảy ra một đêm khi tôi bước vào sản khách sạn sòng bạc Las Vegas Strip vào khoảng 10 giờ. Louis Prima, một nhạc sĩ nổi tiếng vào thời đại đó, và ca sĩ chính của ông, người vợ mới Gia Maione, đang biểu diễn, và các bàn blackjack kế đó đã phủ kín người, với hàng chục người chơi đang chờ tới lượt. Tôi đến chơi blackjack và khi kiểm tra tất cả các bàn, hy vọng có được một chỗ ngồi, tôi để ý thấy người chơi mỗi bàn mất

Bạn có biết câu tiếng Anh nào khi dịch ra lại hay đến mức lay động con tim không?

 Bạn có biết câu tiếng Anh nào khi dịch ra lại hay đến mức lay động con tim không? 1. You look at a star for two reasons, because it is luminous, and because it is impenetrable. Người ngắm vì sao là bởi hai lý do, bởi vì nó lấp lánh, cũng bởi vì nó không thể chạm tới. 2. You are the last rose in my barren land. Người là đóa hoa cuối cùng trên mảnh đất cằn cỗi của tôi. 3. The world is dull, but it has you. Thế gian vô vị, nhưng nó lại có em. 4. I’ve been looking for the spring of my life, you just smile. Tôi vốn tìm kiếm mùa xuân của đời mình, cho đến khi em tình cờ cười lên. 5. The world is dark,and then you come, with the stars and the moon. Thế giới này vốn tăm tối, cho đến khi người xuất hiện, mang đến cùng trăng sao. 6. The sun won’t run to you, the moon won’t, the stars won’t, but I shall. Mặt trời sẽ không đến vì em, mặt trăng không, các ngôi sao kia cũng sẽ không, nhưng anh thì sẽ. 7. If you shed for stears when you miss the sun, you also miss the stars. Đừng khóc vì bỏ lỡ hoàng

Tiêu chuẩn phán đoán một người có thể nên nghiệp lớn hay không của doanh nhân nổi tiếng Inamori Kazuo: Nhân cách và dám nói dám làm

Những người may mắn và những người giàu có không chỉ có khả năng vượt trội, họ còn có sự nhiệt huyết và lòng dũng cảm không sợ hãi, đây là lý do cơ bản dẫn đến thành công của một người. Kazuo Inamori đã đề cập trong một bài phát biểu rằng: "Nhân cách có cao thượng tới đâu, theo thời gian rồi cũng có sự thay đổi, vì vậy, nhất định phải tìm những người có nhân cách ổn định, không dễ dàng bị lay động làm lãnh đạo. Dù rất có năng lực, rất tài giỏi, nhưng nếu nhân phẩm không tốt, sự ngạo mạn sẽ sản sinh, vậy thì kết quả chắc chắn không tốt." Có thể nói vận may và phẩm cách của một người có liên quan, nếu một người chỉ nỗ lực, nhưng phẩm đức không đủ, vậy thì dù có cố gắng tới đâu cũng sẽ không có được vận may. Phán đoán một người có nên được nghiệp lớn hay không, có xứng đáng để tin tưởng hay không, tiêu chuẩn phán định đầu tiên không phải là sự chăm chỉ hay năng lực, mà phải nhìn vào 3 điểm của họ: tri thức, kiến thức và đảm thức. Kazuo Inamori, nhà kinh doanh đồng thời là người

Đọc được câu này rất hay, muốn chia sẻ với bạn:

 Đọc được câu này rất hay, muốn chia sẻ với bạn: “Khi trời giông bão, làm người lớn Nắng vàng, hoa nở, làm trẻ thơ" Có lẽ, thái độ tốt nhất với cuộc sống là linh hoạt, vừa mạnh mẽ khéo léo để vượt qua những sóng gió, lại vẫn lương thiện hồn nhiên để yêu thương cuộc đời. Chúng ta thường bảo trưởng thành là phải bày ra bộ mặt này bộ dạng kia, nhưng thực ra tất cả chỉ là những lựa chọn linh hoạt để cuộc sống suôn sẻ hơn mà thôi. Chúc cho bạn, vượt qua giông bão, quay đầu vẫn là trẻ thơ!

Kỹ năng lập kế hoạch: Vai trò, phương pháp, quy trình lập kế hoạch

  Kỹ năng lập kế hoạch: Vai trò, phương pháp, quy trình lập kế hoạch Bạn có quá nhiều việc phải làm trong một ngày, có nhiều dự định cho tương lai khiến bạn không thể lựa chọn hay sắp xếp được mọi thứ. Việc lập kế hoạch sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề đó. Lập kế hoạch giúp cuộc sống trở nên có thứ tự hơn, giúp cho công việc được giải quyết theo mức độ từ quan trọng nhất đến bình thường. Là đó là một kỹ năng cần thiết với cuộc sống. Cùng tìm hiểu vai trò, phương pháp và quy trình lập kế hoạch nhé. I. Kỹ năng lập kế hoạch là gì? 1. Khái niệm Kỹ năng lập kế hoạch  là kỹ năng sắp xếp mọi công việc theo mức độ gắn trong một khoảng thời gian nhất định. Kỹ năng này nhằm mục đích giúp cá nhân, tổ chức dễ dàng kiểm soát được thời gian và hiệu quả công việc. Kỹ năng lập kế hoạch được xem là một trong những kỹ năng mềm cần thiết trong công việc và cuộc sống thường ngày. Tìm việc làm ,  tuyển dụng Marketing  có thể bạn quan tâm: -  Nhân viên SEO -  Nhân viên Digital Marketing - Nhân viê

CON TRẺ VÀ TIẾNG ANH THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ SỐ HIỆN NAY

 CON TRẺ VÀ TIẾNG ANH THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ SỐ HIỆN NAY Hôm qua tới thăm nhà chị gái, thấy hai đứa cháu một 4 tuổi, một 7 tuổi đang say sưa với cái hình điện thoại trên tay, vừa chơi vừa bắn tiếng Tây loạn xạ. Không bài trừ công nghệ nhưng chúa ghét hình ảnh lũ trẻ thời nay cứ cắm mặt vào điện thoại, trẻ con thì phải được tắm mưa, chơi trốn tìm xì cứu, đá banh um xùm chứ cứ chăm chăm nhìn vào màn hình điện thoại thì hỏng bét, rồi mất hết kỹ năng xã hội, tương tác với gia đình nên mình phàn nàn luôn: “Mấy đứa lại chơi game ấy hả, tại sao không lấy đồ chơi chơi cùng nhau? Mẹ cho mấy đứa chơi game trên điện thoại vậy à? Hai đứa nhỏ nhìn rồi bật cười khanh khách: “Cháu đang học tiếng Anh”. Tôi thấy ngờ vực lắm, học gì mà âm thanh, hình ảnh, nhạc nhẽo sống động, rồi đứa nào đứa nấy cũng cười nói hăng say như vậy? Tôi nhớ hè năm ngoái về dạy tiếng Anh cho hai cháu đứa nào đứa nấy ngáp ngắn ngáp dài chứ đâu có thích? Thấy ông cậu gắt gỏng quá nên chúng nó kéo lại gần, vừa thao tác trên máy, vừa