Bạn Là Người Thiết Lập Hay Làm Theo Các Quy Tắc?
Bạn nỗ lực đối mặt với sự cạnh tranh hay cố gắng ở dưới tầm ra-đa? Sự cạnh tranh thúc đẩy bạn nổi bật giữa đám đông, hay nó khiến bạn sợ hãi và đe dọa bạn?
Cạnh tranh chưa bao giờ gay gắt hơn đối với thế hệ có nhịp độ sống nhanh như hiện nay. Mọi người ngày càng thông minh hơn và luôn tìm cách làm việc một cách có hiệu quả hơn. Bạn phải nổi bật để thành công và để đạt được điều đó, đòi hỏi bạn phải có nỗ lực cải thiện một cách nhất quán. Sự trì trệ khiến bạn chẳng đi đến đâu và nếu bạn vẫn thụ động và phục tùng, cơ hội sẽ tuột khỏi tầm tay bạn.
Cho dù bạn có thích hay không thì cạnh tranh sẽ không đưa bạn tới đâu cả. Với tình trạng ở nơi làm việc hiện tại, đã tới lúc tất cả chúng ta phải nắm bắt và chấp nhận việc phải cạnh cạnh tranh? Nếu vậy, bạn phải cạnh tranh để vượt lên trước bằng cách thức nào?
Cuộc chiến giữa diều hâu và nhà ngoại giao
Triết lý lãnh đạo khác nhau. Một số người cảm thấy có quan hệ xã giao tốt trong công việc thì tốt hơn. Những người khác thấy rằng bạn phải tích cực để vượt lên trước.
Tất cả chúng ta đã từng có những đồng nghiệp dường như rất thích trôi theo dòng chảy. Người đó có công việc ổn định, nhưng họ không bao giờ thăng tiến được. Họ có vẻ hài lòng với công việc của mình mặc dù họ không leo lên được vị trí lãnh đạo. Đây là những nhân viên mà bạn thấy họ hạnh phúc khi làm việc ở cùng một công ty, trong cùng một vai trò trong suốt 20 năm.
Mặt khác, có những cá nhân được thúc đẩy quyết liệt, sẵn sàng chấp nhận thử thách để thành công. Họ là những người cố gắng chứng tỏ bản thân để có thể thăng hạng và được tăng lương tối đa trong suốt sự nghiệp của mình.
Sự khác biệt giữa hai tuýp người này là tinh thần cạnh tranh
Dù họ là người thụ động hay thẳng thắn, họ có sự lựa chọn có ý thức được làm người như thế này hay người như thế kia. Rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như tính cách và nền tảng giáo dục, đóng một vai trò quan trọng trong cách họ nhìn nhận thế giới. Tuýp người có tính cách A tạo sóng, trong khi tuýp người có tính cách B khả năng cao là trôi theo dòng chảy.[1]
Một số người trong chúng ta có lối nói chuyện nhẹ nhàng và dịu dàng một cách tự nhiên. Những người có tính cách này có xu hướng là những người kiến thiết hòa bình. Họ tránh xung đột và tránh thu hút sự chú ý vào bản thân họ. Những người khác trong chúng ta lại là những người hướng ngoại, luôn thấy tràn đầy năng lượng trong môi trường xã hội. Họ thích nổi bật giữa đám đông nên họ cạnh tranh khá cao.
Nền tảng giáo dục từ gia đình cũng đóng một vai trò quan trọng trong cách bạn nhận thức về cạnh tranh. Một số các bậc cha mẹ thúc đẩy con cái họ đạt được kết quả ngay từ nhỏ. Họ dạy những đứa trẻ rằng để vượt lên phía trước, bạn phải chấp nhận rủi ro, phải cạnh tranh, ước mơ phải lớn lao và là người giỏi nhất trong bất kì lĩnh vực nào bạn tham gia.
Các gia đình khác không tạo áp lực về cạnh tranh cho tụi nhỏ. Họ dạy trẻ chơi trò chơi này một cách an toàn. Những người có tính cách "nhút nhát" thì nên tránh mạo hiểm. Chúng không cần phải thôi thúc để được công nhận hoặc được thăng tiến. Chừng nào mà vẫn còn có thức ăn trên bàn và một mái nhà trên đầu, chúng vẫn là người vui vẻ, hạnh phúc.
Có thể quá bị động hay quá cạnh tranh
Là Quý Ông Hoàn Hảo không hẳn luôn là điều tốt đối với bạn
Nếu bạn quá thụ động thì bạn sẽ bị một người có động lực cạnh tranh cao hơn điều khiển. Những người khác có thể nhầm lẫn lòng tốt của bạn với sự yếu đuối và họ sẽ không cho bạn sự tôn trọng mà bạn xứng đáng được nhận.
Những người hiền lành trong số chúng ta phải lo lắng về mối đe dọa liên tục về nhận thức của những người khác. Mọi người có thể nhầm lẫn sự chấp nhận trôi theo dòng chảy của bạn là bằng chứng cho sự nhu nhược, yếu đuối. Ngay cả các thành viên gia đình và bạn bè cũng có thể xem cách giữ hòa khí của bạn là bằng chứng cho sự thiếu nghị lực.
Tất nhiên bạn vẫn có thể vượt qua, nhưng sẽ khó cho bạn có thể đi xa và thấy mãn nguyện. Nếu bạn uốn theo ý muốn của người khác thì bạn không đạt được tiềm năng tối đa của mình. Bạn sẽ quá bận rộn để làm hài lòng người khác. Điểm mấu chốt là bạn sẽ bỏ lỡ mất những cơ hội lớn khi sống dưới bóng của một người khác.
Chú ý tới các đối thủ cạnh tranh khốc liệt
Cạnh tranh có những thách thức riêng của nó. Đôi khi bạn có thể tàn nhẫn và có thể vô tình làm hại những người bạn yêu thương. Bạn có thể dùng các phương thức thiếu đạo đức để đạt được những gì bạn mong muốn, bất chấp mọi người khác muốn gì hoặc cần gì.
Các tuýp người cạnh tranh có xu hướng thuộc những người tham công tiếc việc. Họ tự tạo áp lực cho bản thân, điều này có thể gây tổn hại cho sức khỏe, gia đình và đời sống xã hội của họ. Nếu bạn bị cuốn vào đó thì bạn có nguy cơ trở nên quá tập trung vào các nhiệm vụ mà quên đi bức tranh lớn. Bạn trông có vẻ hung hăng, huyênh hoang và tàn nhẫn với người khác.
Tìm một mức trung gian hạnh phúc
Ở giữa hai trạng thái quá thụ động và quá cạnh tranh là sự cân bằng lành mạnh. Bạn có thể mong chúng tôi nói với bạn rằng sự cân bằng nằm ở đâu đó ở giữa dải quang phổ, nhưng chúng tôi thực sự khuyên bạn nên có mục tiêu cạnh tranh hơn là thụ động.
Khó có thể tránh được cảm giác cạnh tranh hoàn toàn, vì vậy bạn cũng có thể học cách biến chúng thành tinh thần cạnh tranh lành mạnh.[2] Khi bạn chọn một thử thách mà bạn muốn vượt qua hoặc chọn một người mà bạn muốn chiến thắng trong một cuộc thi thì bạn sẽ có định hướng và động lực. Tinh thần đó sẽ thúc đẩy bạn thoát ra khỏi vùng thoải mái và tạo động lực để bạn hoàn thiện bản thân.
Những người cạnh tranh liên tục phải đọc sách, nghiên cứu và tạo ra những mối quan hệ có ý nghĩa với mọi người để có được những tri thức mới về công việc. Là một người có động lực cạnh tranh lành mạnh, bạn sẽ luôn phải cố gắng mở mang kiến thức và hoàn thiện bản thân.
Không ai tạo ra những kỷ niệm bằng cách né tránh những tình huống mới. Trở nên cạnh tranh đồng nghĩa với việc bạn sẽ có cơ hội nắm bắt cuộc sống bằng những chiếc sừng. Bạn có thể tự suy nghĩ về những điều bạn muốn hoàn thành và sau này trong cuộc đời của mình, bạn sẽ có những câu chuyện tuyệt vời để chia sẻ.
Cạnh tranh cũng là điều tuyệt vời cho nhóm của bạn
Miễn là bạn có sự cạnh tranh lành mạnh tại nơi làm việc, bạn và đồng nghiệp của mình sẽ có thể thúc đẩy nhau để cùng tốt hơn. Nếu các bạn cạnh tranh với ý định giúp nhau vươn lên thì tất cả các bạn đều chiến thắng.
Được cạnh tranh cũng giống như một tổ chức đang xây dựng niềm tin. Hãy nghĩ về phương pháp mà các đội thể thao đang luyện tập. Họ tranh đua với nhau là để hoàn thiện các kỹ năng của họ. Sự gắn kết mà họ phát triển cho phép họ đối đầu với các nhóm đối lập một cách thành công. Nhóm đó sẽ không thành công nếu họ quá thận trọng và phòng thủ khi cạnh tranh lành mạnh.
Khi cơ hội tới, hãy nắm bắt
Trôi theo dòng chảy có thể giúp bạn điều hướng các tình huống khó khăn, nhưng nếu bạn quá thụ động, bạn sẽ bỏ lỡ mất những cơ hội để tỏa sáng. Có một tư duy cạnh tranh không phải là việc lựa chọn một cuộc chiến với tất cả mọi người. Đó là việc tìm ra cách thức và thời điểm bạn nên chiến đấu.
Trở thành một người kiến tạo hòa bình không luôn khiến bạn là một người tốt. Đôi khi, không lên tiếng là điều tồi tệ nhất mà bạn đã làm. Không đạt được điều gì nếu bạn giấu chiếc đèn của mình dưới một bụi cây.
Chúng ta, những con người sống phải ganh đua. Bản năng sinh tồn thúc đẩy chúng ta tìm kiếm những phương thức tốt nhất, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mình. Một điều rất tự nhiên cho chúng ta là phải chiến đấu - chúng ta chỉ chiến đấu theo những cách khác nhau.
Làm thế nào để khích lệ sự cạnh tranh lành mạnh
- Cạnh tranh một cách vui vẻ. Đôi khi một chút cạnh tranh nhẹ nhàng giúp mọi người có động lực. Lồng ghép các trò chơi hay các hoạt động vui chơi khác vào nơi làm việc của bạn nếu có thể.
- Dạy mọi người cách cạnh tranh một cách lành mạnh. Học cách phản đối, ngăn chặn có phép tắc và chỉ trích mang tính xây dựng là những kỹ năng quý giá cho bất cứ ai làm việc theo nhóm.[3] Nếu bạn muốn ai đó biết cách cạnh tranh, bạn phải chỉ cho họ cách làm điều đó đầu tiên.
- Hãy để mọi người chịu trách nhiệm cho công việc của họ. Một nhân viên nếu không chịu đầu tư vào các dự án của họ thì sẽ không giành được thành tích tốt. Bạn và nhóm của bạn cần có chủ quyền cho công việc của các bạn và có cổ phần trong công ty. Hãy cho nhân viên được có tiếng nói và họ sẽ có động lực hơn.[4]
- Khuyến khích vòng lặp phản hồi. Nếu văn hóa tại nơi làm việc của bạn hướng tới sự cải tiến liên tục thì mọi người sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro và đổi mới. Nếu việc mọi người đưa ra và nhận phản hồi mang tính xây dựng là chuyện thường tình thì bạn có thể tạo ra môi trường làm việc hiệu quả.[5]
Bắt đầu tìm ra tính cách tốt nhất của bạn
Mức cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy bạn đạt được những tầm cao mới. Khi bạn thường xuyên cạnh tranh, bạn sẽ học được rằng thắng và thua không phải là những hoạt động có tính cá cược cao. Mà bạn hiểu rằng đôi khi bạn sẽ giỏi hơn những người khác và đôi khi mọi người sẽ giỏi hơn bạn.
Cuối cùng, khi bạn tiếp tục cạnh tranh, hãy phản hồi tích cực và hoàn thiện bản thân, bạn sẽ ngừng tìm kiếm động lực bên ngoài và tập trung vào động lực bên trong con người bạn. Bạn sẽ nhận ra rằng bạn phải tự cạnh tranh với chính bản thân mình đầu tiên và trên hết.[6]
Cho phép bản thân tạo ra các quy tắc thay vì chỉ tuân theo chúng. Tham gia vào một chút cạnh tranh thân thiện và không bao giờ ngừng nỗ lực để cải thiện bản thân.
Nhận xét
Đăng nhận xét