Tào Tháo có lúc tỏ ra nhân từ, có lúc lộ chân tướng tàn bạo. Như xá miễn tô thuế cho dân Ký Châu, ấy là nhân. Đến khi biết trăm họ Nam Bì phá băng kéo thuyền, thì sao mà tàn bạo đến thế? Không giết dân bỏ trốn, là nhân. Nhưng lại đe răn dân chớ để quân sĩ bắt, mà không cấm quân sĩ đừng giết dân thì Tháo tàn bạo thay! Những việc tàn bạo phần nhiều là thực. Những việc nhân nghĩa phần nhiều là giả dối. Thế thì Tháo đối xử với dân Thanh, Ký cũng chẳng khác gì Tháo đối xử với Viên Thiệu: Giết con Thiệu, cướp lấy vợ, chiếm lấy đất mà còn tới mộ Thiệu để mà khóc đó là “chân từ bi” được chăng? Hay là “giả từ bi”? tâm địa kẻ gian hùng người thường không thể đoán hết được vậy. Nguy cấp thì hợp nhau, hết nguy lại lìa. Đó là ý nghĩa cái kế sách chiếm Ký Châu của Quách Gia. Cái mưu bình định Liêu Đông của Gia cũng y như thế. Tào Tháo tiến quân đánh đất Bắc, thì anh em Đàm, Thượng hòa hợp để chống cự. Tháo vừa quay binh về Nam thì Đàm, Thượng lại đánh nhau ngay. Hai cái thế sống chung giữa Đàm và T
Người quân tử ngẫm cuộc nội loạn nhà họ Viên thì thấy rằng: Xưa nay mưu đồ đại sự, chưa có nhà ai anh em không hợp sức mà nên được. Ba anh em kết nghĩa Vườn Đào tuy khác họ mà tình như xương thịt, cho nên không kể vì mình hay vì anh em, ai ai hết lòng cố kết. Như Tôn Quyền tọa trấn đất Ngô, thì có người anh biết nói “anh không bằng em điểm này, em không bằng anh về điểm kia…” Tào Tháo lập nước Ngụy thì có người em biết nói “thiên hạ thà không có Hồng, chứ không thể có ông”. Đồng tâm đồng đức thì nên đại nghiệp. Khuyên giải cho anh em cốt nhục nhà người ta, Vương Tu thật giỏi thay! Theo di chúc của người cha ắt phải để Thượng làm chúa. Theo cái lẽ “lập trưởng” chính đáng, thì phải để Đàm kế tự…Tuy nhiên, nếu Đàm có thể làm như Thái Bá, thì Thượng có thể cứ nhận ngôi. Nếu Đàm không được như Thái Bà, thì Thượng không nên nhận vậy. Nếu Thượng biết làm Thúc Tề, thì Đàm không nên tranh giành. Cho nên Thẩm Phối đi giúp người em đánh anh, ấy là làm bậy. Quách Đồ giúp người anh đánh người em,